Cách làm chuồng bồ câu đơn giản, lớn nhanh, ít bệnh, mắn đẻ

Các loại chuồng nuôi chim bồ câu

Chuồng bồ câu cần được thiết kế đảm bảo an tòa cho chim bồ câu. Giúp bồ câu tránh khỏi các loại chuột, mèo, chó, ăn mất chim non, trứng và thậm chí cả chim mẹ. Vậy nên chuồng cần đặt ở một vị trí cao vừa đủ. Tránh được các con vật ăn thịt mà cũng vừa tầm để cho ăn và chăm sóc.

Chim bồ câu cần được nuôi trong điều kiện bán nuôi nhốt. Nghĩa là vẫn đảm bảo không gian cho chim sinh sống. Chuồng phải xây kiên cố, đặt nơi yên tĩnh. Có đủ lỗ và cửa để chim có thể bay ra ngoài và giao lưu với các con chim khác. Mời bạn đọc tham khảo một số kiểu chuồng bồ câu dưới dây:

Lồng nuôi chim bồ câu công nghiệp

Là chuồng nuôi bồ câu dạng lồng sắt, phỏng theo các kiểu lồng chim thông thường. Các kiểu thiết kế này được sử dụng từ năm 2013, khác hẳn với kiểu truyền thống. Mỗi một lần ra mẫu mới thì chuồng lại được cải tiến hơn. Phù hợp với sinh hoạt của chim bồ câu.

Kích thước cao 55cm, dài 1m, rộng 60cm. Được làm từ dây thép mạ kẽm, phết sơn chống gỉ. Lồng có 2 ô, phía dưới có song sắt để lót khay hứng phân.

Nên xem:   Khắc phục dê bị bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm

Ưu điểm

  • Gọn, nhẹ, dễ di chuyển lồng.
  • Có cửa rộng, dễ dàng đóng mở. Thuận tiện cho việc bắt chim ra để kiểm tra.
  • Có khe hở hứng trứng, tránh trường hợp chim đẻ kẹt trứng trong góc, không thể lấy ra được.
  • Dễ dàng lấy khay hứng phân ra để dọn dẹp.

Làm chuồng bồ câu dạng nhà gỗ

Chuồng có chiều dài khoảng 1m2 – 1m4 rộng 80cm – 1 m. Mái lợp ngói, vách làm bằng gỗ, đục một mặt 10 ô, 2 vách là 20 ô. Như vậy, mỗi ô nuôi một cặp, với 20 ô bà con nuôi được 20 cặp chim / chuồng.

Dùng lưới mùng vây phía ngoài ô cửa. Dùng cho các cặp chim mới bắt về chưa quen chuồng. Sau 2 – 3 tuần, khi chim đã quen chuồng mới tháo ra, để chim được tự do bay xung quanh chuồng.

Chiều cao của 1 ô tầm 35 – 40 cm, chiều ngang từ 20 – 25 cm. Đường kính của lỗ chim ra vào là 15 – 17 cm. Phía dưới chuồng, bà con xây trụ bằng gạch. Có thể thay thế bằng hai trụ gỗ để gác chuồng lên. Chiều trộng 1 trụ là 0,5 m, cao 1,7 m. Chi phí vật liệu để làm chuồng tầm 3 triệu đồng.

Chuồng bồ câu dạng nhà thép

Đây là dạng chuồng kết hợp giữa vật liệu thép và kiểu dáng của chuồng gỗ. Gồm 12 ô chuồng, phần mái được hàn bằng thép. Phần cửa sổ làm bằng gỗ ép. Chân trụ bằng sắt, cao 2 m. Có các bậc cầu thang để người dễ dàng leo lên chăm sóc chim.

Nên xem:   Làm thế nào khi lợn cắn đuôi nhau?

Ưu điểm: Kiên cố, không bị hư hại bởi các yếu tố tựn nhiên. An toàn tuyệt đối với các loại động vật ăn thịt chim.

Chuồng hai tầng bằng tôn và tre

Thích hợp với kiểu nuôi chim bồ câu thả vườn. Dựng chuồng ở nơi yên tĩnh nơi góc vườn, sườn đồi. Vật liệu: tái sử dụng các vật liệu cũ, từ mái tôn, tre, cột sắt.

Vách làm bằng các tấm tôn mỏng ghép lại. Dùng kéo để cắt các ô tròn cho chim ra vào, đường kính tầm 15 cm. Lưu ý: Khi dựng miếng tôn làm vách, cất kê sát đáy chuồng. Tránh trường hợp tấm tôn bị hở so với sàn chuồng, làm cho chim bị thương khi đụng phải.

Phần sàn chuồng làm bằng các nan tre ghép lại. Phía dưới lót một lớp lưới mắt cáo, tránh bị dùng xuống khi chim dẫm đạp nhiều. Chim bồ câu tự tha vật liệu về lót ổ để đẻ trứng. thường là cỏ rác, nhành cây. Vì vậy chuồng cần được đặt ở nơi càng tự nhiên càng tốt.

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận