Cách làm chuồng heo thịt? Các mẫu chuồng nuôi lợn tốt nhất

Bên cạnh những kỹ thuật chăn nuôi và chăm sóc cho lợn thì hệ thống chuồng lợn cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Nếu chuồng không đảm bảo yêu cầu chất lượng sẽ gây rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến lợn. Vậy cách làm chuồng heo như thế nào? Các mẫu chuồng heo tốt nhất hiện nay là gì?

Nếu các bạn cũng đang thắc mắc và chưa có câu trả lời thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Cách làm chuồng heo tốt nhất

Làm chuồng heo

Làm nền chuồng

Trong các loại chuồng chăn nuôi. Để gia súc, gia cầm phát triển khỏe mạnh thì chuồng trại phải được xây sao cho không khí thoáng mát, nền chuồng phải xây theo kiểu cách để dễ vệ sinh, sạch sẽ tránh nhiều bệnh tật cho vật nuôi. Nền chuồng heo nên cách mặt đất khoảng 30 cm.

Không nên làm nền quá trơn gây cản trở cho vật nuôi đi lại hoặc khó khăn hay gây nguy hiểm cho người vệ sinh. Bề mặt nền phải nghiêng một chút về phía cửa thoát chất thải để khi vệ sinh đảm bảo các chất thải đều dễ dàng đi xuống cống thoát, không ứ đọng trong nền.

Xây vách cho chuồng heo.

Làm chuồng heo

Mỗi đàn heo đều trong một ô chuồng nhất định, giữa các ô chuồng với nhau nên ngăn cách bằng vách bê tông hoặc vách làm từ song sắt. Độ cao khoảng 1 mét, khoảng cách song phải đủ nhỏ để heo không chui sang đàn bên cạnh.

Đối với vách bê tông nên để các ô thoáng để chuồng heo không bí khí. Cửa chuồng nên làm cửa sắt, chắc chắn thuận tiện khi chuyển đàn hay chuyển chuồng.

Độ rộng chuồng

Để heo sinh sống được thoải mái, không cắn nhau thì diện tích chuồng là yếu tố quan trọng. nên xây diện tích chuồng đủ rộng theo mật độ khoảng 1 con/m2. Các dãy chuồng phải có lối đi thuận lợi cho việc đi lại trong chăm sóc. để lối đi có độ rộng từ 1.5-2 mét tùy theo điều kiện đất đai của bạn.

Nên xem:   Cách nuôi heo thịt mau lớn bà con nên lưu ý

Mái che khi làm chuồng heo

Mái che rất quan trọng quyết định nhiệt độ môi trường trong chuồng. Nên làm mái bằng ngói bờ rô xi măng hay mái tôn nhưng phải có cây leo trên chuồng để tránh nóng vào mùa hè hoặc xây cao đủ mát cho heo. 

Trường hợp không có cây leo nên dùng quạt thông gió để làm mát chuồng và thoáng chuồng tránh dịch bệnh cho heo. Nhiệt độ cao là yếu tố thuận lợi cho bệnh dịch và vi khuẩn phát triển.

Hệ thống xử lý nước thải của chuồng heo

Nên xây hầm ủ phân hoặc hầm Biogas để ủ phân, tránh tác động đến môi trường, lại có nguồn khí đốt từ việc tận dụng phân heo ủ trong bể khí. Phân sau khi ủ có thể dùng làm phân bón ruộng rất tốt.

Dụng cụ trong chăn nuôi heo

Trong chuồng phải có máng ăn và máng nước uống đầy đủ. máng ăn phải gắn với chuồng đảm bảo chắc chắn, dễ vệ sinh, heo không cho chân vào trong. Khi nuôi heo con thì phải đảm bảo máng thấp vừa với chiều cao của heo con, heo dễ lấy thức ăn trong máng. 

Hệ thống nước uống có thể dùng hệ thống núm vú giả cho heo tự uống nước vừa sạch sẽ vừa tiết kiệm nước.

Kiểm soát nhiệt độ của chuồng heo

Nhiệt độ là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của đàn heo. Nếu nhiệt độ không tốt có thể dẫn đến heo mắc bệnh, mệt mỏi. Các bạn cần xây dựng chuồng heo ở những nơi mát mẻ, có hệ thống làm mát để giúp heo thoải mái trong những ngày oi bức.

Một số mẫu làm chuồng heo tốt nhất hiện nay

Đối với các hộ nuôi lợn theo kiểu truyền thống xưa thì thường làm chuồng lợn bậc 1, bậc 1 hoặc bậc 3. Tuy nhiên những mẫu chuồng lợn này đã trở nên lạc hậu và không còn phù hợp với kỹ thuật chăn nuôi công nghiệp hiện nay. Đặc biệt là những giống lợn ngoại nhập sẽ không thể phát triển tốt nếu nuôi theo kiểu chuồng như vậy.

Nên xem:   Chọn giống lợn nái trong kỹ thuật chăn nuôi lợn nái hậu bị

Hiện nay để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi, những mẫu chuồng mới đã được ra đời. Những loại chuồng này giúp tiết kiệm được thời gian chăn nuôi, tiện cho chăm sóc, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Phổ biến nhất có 2 mẫu chuồng đó là chuồng 1 dãy và chuồng 2 dãy. Những mẫu này được sử dụng rất phổ biến ở các nước Châu Âu như: Pháp, Đức,….

Mẫu chuồng 1 dãy

Đối với những kiểu chuồng này kích thước của chuồng được tuân thủ theo những số liệu sau đây:

  • Chiều cao từ mặt đất tới nóc khoảng 3m.
  • Chiều rộng của chuồng khoảng 2,8m đến 3m.
  • Chiều dài của chuồng tuỳ thuộc vào số lượng con lợn được nuôi. 
  • Bên trong chuồng có đường đi để thuận tiện cho việc chăm sóc lợn.

Ưu điểm của mẫu chuồng 1 dãy

Mẫu chuồng 1 dãy mang lại rất nhiều ưu điểm cho người chăn nuôi. Một trong những ưu điểm nổi trội đó là tiết kiệm diện tích. Bạn có thể sử dụng những vật liệu đơn giản để làm chuồng. Chuồng có không gian thoáng mát, tạo điều kiện thuận lợi cho lợn phát triển.

Tuy nhiên nếu nuôi với số lượng lớn và thời gian nuôi dài năm thì mẫu chuồng nãy không phù hợp. Những vật liệu đơn giản để làm chuồng như tre, nứa không có độ bền cao.

Mẫu chuồng 2 dãy song song

Để khắc phục cho mẫu chuồng 1 dãy người ta đã phát minh ra mẫu chuồng mới. Đó chính là chuồng 2 dãy để phục vụ cho những trang trại nuôi lợn rộng lớn.

Loại chuồng này sử dụng 2 lớp mái. Lớp mái trên cùng có chức năng để che mưa, che nắng. Lớp mái thứ 2 hỗ trợ giữ ấm, ngăn gió lạnh mà đảm bảo độ thông thoáng cho chuồng lợn.

Chiều rộng của chuồng khoảng 7m, chiều dài cũng phụ thuộc vào số lượng của đàn lợn. Chuồng được thiết kế có 2 dãy đối diện nhau. Đồng thời có lối đi ở giữa để thuận tiện cho việc chăm sóc lợn.

Đối với các mẫu chuồng tiên tiến người ta thiết kế máng ăn theo dạng hình trụ thẳng đứng. Với vật liệu chính là tôn được mạ kẽm để tránh han, gỉ. Máng có chiều dài khoảng 60cm, chiều rộng của đáy khoảng 25cm, chiều cao 15cm. 

Với loại máng này, người nuôi chỉ cần đổ thức ăn như: cám, khoai, sắn, rau củ,… vào và lợn sẽ ăn ở phía dưới. Khi lợn ăn hết thức ăn sẽ tự động chảy xuống. Thiết kế này vừa giúp tiết kiệm thời gian cho người nuôi, đảm bảo an toàn vệ sinh trong việc ăn uống cho lợn.

Nên xem:   Kỹ thuật thiến heo để heo nhanh lớn

Các loại chuồng nuôi lợn riêng biệt

Trong quá trình nuôi lợn, người ta thường đổi chuồng cho chúng một số lần. Nhằm phù hợp với đặc tính sinh sống và đảm bảo cho lợn điều kiện phát triển tốt nhất.

Chuồng lợn đực giống

Với những con lợn đực giống được nuôi để lấy tinh trùng thì thường có diện tích khá lớn. Tối thiểu diện tích khoảng 10m2. Chiều rộng khoảng 2,5 m. Để chất lượng tinh dịch tốt thì nhiệt độ thích hợp cho lợn sẽ ở khoảng 16 độ đến 20 độ C. 

Những chuồng nuôi lợn đực giống thường được xây sát với chuồng của lợn nái đang chờ phối giống. Bạn cần làm các rào chắn một cách chắc chắn bởi lợn đực bị nhốt thường bị kích thích thần kinh do hưng phấn.

Chuồng lợn nái chờ phối giống

Chuồng nuôi lợn nái được xây để nhốt tập trung. Diện tích khoảng 5 m2 đến 6 m2. Mỗi ô sẽ nhốt khoảng 4 – 6 con. Chuồng lợn nái nên xây gần chuồng lợn đực giống để thuận tiện cho việc phối giống. Sau khi phối giống lợn nái sẽ được đưa sang chuồng lợn chửa. Những chú lợn này sẽ được theo dõi và có chế độ chăm sóc riêng biệt.

Chuồng lợn nái đẻ con

Chuồng lợn nái đẻ con được thiết kế làm 2 ô để tránh lợn mẹ đè vào gây chết lợn con. Ô cho lợn mẹ rộng khoảng 2m, chiều dài 2,4m. Có khung chắc chắn và có máng ăn riêng cho lợn mẹ.

Ô nằm của lợn con có diện tích ít nhất là 1m2 và cũng có máng ăn riêng. Hai ô của lợn mẹ và lợn con phải thông với nhau. Việc này nhằm để thuận tiện cho việc bú sữa của lợn con.

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn thông tin về những mẫu chuồng nuôi lợn hiện đại. Đồng thời các bạn cũng biết được cách làm chuồng bao gồm những yếu tố gì. Chúc các bạn sẽ thành công trong việc chuẩn bị nơi ở cho lợn nhé!

Theo: Nguyễn Hiền

4.5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận