Cá chẽm là gì? Kỹ thuật nuôi cá chẽm đạt năng suất cao?

Cá chẽm là một loại cá nuôi mới, thịt ngon và đem lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay nuôi cá chẽm đang là một trong những nghề được quan tâm đặc biệt là vùng sông nước Cửu Long. Tuy nhiên các nuôi cá chẽm đạt năng suất cao thì không hẳn ai cũng biết.

Hãy cùng Niên Giám Nông Nghiệp tìm hiểu nhé.

Cá chẽm là gì?

Cá chẽm có tên khoa học là Lates calcarifer tên Tiếng Anh là Barramundi. Chúng có nguồn gốc tại Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương rìa phía đông Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.

Cá chẽm là loài cá da trơn. Ngoài tự nhiên, chúng dành phần lớn cuộc đời ở vùng nước ngọt và di cư sang vùng nước mặn để sinh sản. Cá nhỏ hơn được tìm thấy ở sông và suối và cá lớn hơn được tìm thấy ở đại dương và cửa sông.

Nuôi cá chẽm

Tuy nhiên, khi nuôi cá chẽm chúng có thể sống toàn bộ vòng đời của chúng trong nước mặn, nước lợ, hoặc nước ngọt. Cá chẽm có thể tồn tại ở nhiều độ mặn, nhưng phải được đưa vào một độ mặn mới từ từ để tránh bị sốc.

Về hình dáng chúng có thân thon dài. Miệng lớn, hơi xiên, hàm trên kéo dài ra sau mắt. Cạnh dưới của phần trước có răng cưa, có gai cứng ở góc. Vây đuôi tròn. Chúng là loài cá lớn. Ngoài tự nhiên chúng có thể dài tới gần một mét và nặng đến 50 kg.

Cá chẽm là loài lưỡng tính lưỡng tính. Khi còn nhỏ tất cả chúng đều là cá đực và có thể biến thành cá cái khi đến kì sinh sản. Chúng có thể thay đổi khi trưởng thành vào khoảng 5 tuổi.

Cá chẽm có đặc tính là sống dưới đáy nước. Ngoài tự nhiên chúng được tìm thấy ở độ sâu từ 10 tới 40 mét. Chúng là loài săn mồi và ăn tạp. Hiện nay, trong nuôi cá chẽm thường cung cấp cá với trọng lượng trung bình là 4 tới 5kg/con.

Giá cá chẽm

Cá chẽm là loài cá đem lại lợi ích kinh tế cao. Giá cá chẽm thường không cố định và phụ thuộc nhiều vào kích thước cá. Bạn có thể mua cá chép tại các siêu thị, tại các chợ dân sinh thì sẽ thường khó thấy loài cá này.

Giá cá chẽm trung bình từ khoảng 200-300k cho mỗi kg. Các loại cá chẽm kích cỡ nhỏ hơn từ 0,8 tới 1.2kg thì có giá sẽ rẻ hơn đôi chút vào khoảng 150k-180k cho mỗi kg. Cá chẽm sơ chế, fillet cá chẽm thì có thể lên tới 400k cho mỗi kg.

Fillet cá chẽm

Cá chẽm tươi sống thì bạn có thể tìm mua tại các chợ đầu mối khu vực miền Tây sông nước. Nếu không có điều kiện tới các khu vực này bạn nên chọn những nơi cung cấp thịt cá chẽm uy tín để tránh bị lừa mua phải cá kém chất lượng.

Nên xem:   Cách chăn nuôi heo thịt theo 4 giai đoạn

Điều kiện nuôi cá chẽm

Nhiệt độ nước

Cá chẽm yêu thích và phát triển mạnh ở vùng nước ấm. Vì vậy, khi nuôi hãy cố gắng giữ cho khu vực nước luôn dao động trong khoảng từ 23- 30 oC. Cũng vì lẽ đó mà hầu như cá chẽm không được nuôi ở miền Bắc nước ta, do miền bắc thường có khí hậu lạnh và mùa đông.

Tuy nhiên, nếu yêu thích việc nuôi cá chẽm nhưng khu vực bạn sống lại có mùa đông lạnh thì bạn có thể cân nhắc đầu tư máy nước nóng. Hoặc che chắn khu vực ao nuôi phù hợp.

Ánh nắng mặt trời

Nhiều người cho rằng cá chẽm sống dưới nước thì liên quan gì đến ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, cá chẽm lại rất ưa thích những khu vực có ánh sáng mặt trời. Chúng sẽ phát triển nhanh hơn tại những khu vực nhiều nắng. Ngoài ra ánh nắng sẽ làm ấm nước tạo môi trường thuận lợi cho chúng phát triển.

Khu vực ao nước nuôi cá chẽm

Cá chẽm được nuôi phổ biến dưới hai mô hình đó là mô hình ao và lồng bè. Mỗi mô hình đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào điều kiện vị trí mà bạn có thể chọn mô hình phù hợp.

Lồng bè

Lồng bè thường được thiết kế để nuôi cá chẽm ở sông, cửa sông, hay ven biển. Vị trí đặt lồng bè là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất cá nói chung và năng suất cá chẽm nói riêng.

Bạn nên đặt lồng tại nơi có có dòng chảy vừa phải, lưu lượng nhỏ, tốc độ dòng nhỏ. Tránh những nơi dòng chảy quá xiết sẽ làm trôi nhanh thức ăn cũng như khiến cá tốn nhiều năng lượng để bơi ngược dòng lấy thức ăn.

Loài lồng bè này có ưu điểm là dòng nước được thay đổi thường xuyên. Bạn không cần phải thay nước hay lo lắng nguồn nước ứ đọng. Ngoài ra, nguồn nước giàu vi sinh từ tự nhiên giúp cá đa dạng nguồn thức ăn.

Bạn nên có thiết kế lồng trước khi tiến hành tạo lồng. Khung lồng có thể làm bằng sắt hoặc gỗ. Lưới lồng nên là loại chắc chắn, kích thước mắt lưới nên được tính toán để phù hợp với kích thước của cá.

Phao có thể là xốp hay thùng phi đều được. Chú ý cần cố định các góc của lồng bè để chúng không bị nước cuốn trôi. Cá chẽm là loài cá sống tại tầng đáy nước do đó nên đặt lồng sao cho gần sát mặt đáy sông, cách đáy sông khoảng 2 mét.

Nên xem:   Rau sắng (ngót rừng) là gì? cách làm giàu từ rau sắng

Ao nước

Ao nước cần ở vị trí thông thoáng, đất không nhiễm phèn không có quá nhiều đất sét. Do cá chẽm có kích thước tương đối lớn do đó diện tích ao tốt nhất là nên từ 2000 mét vuông trở lên. Ao nên có dạng hình chữ nhật và có cống thoát thải nước.

Ao nên ở vị trí xa khu dân cư, đường xá. Có nguồn cung cấp nước ổn định và thuận tiện hàng năm. Tránh khu vực bị ô nhiễm nguồn nước. Ao nên được xử lý trước mỗi lần nuôi cá chẽm.

Tiến hành máy cạn nước ao và khử khuẩn bằng hóa chất hoặc vôi. Nếu lớp bùn đáy áo quá dày có thể tiến hành vét bớt. Rải vôi sống khắp bờ và đáy ao với lượng trung bình khoảng 5-7kg cho mỗi 100 mét vuông. Đồng thời dọn cỏ và tu sửa bờ.

Để ao khô trong vòng 2-3 ngày sau đó máy nguồn nước sạch vào ao. Sau đó tiến hành bổ sung thêm sinh khối cho ao bằng cách bón thêm phân hữu cơ, phân vi sinh, phân xanh, phân động vật.

Lượng phân hữu cơ được sử dụng thường là 3.000 kg / ha đối với phân gia súc hoặc 4500 kg / ha đối với phân xanh. Các chất dinh dưỡng từ phân sẽ kích thích tảo và động vật phù du phát triển tăng sinh khối cho ao.

Cách nuôi cá chẽm

Chọn cá giống

Cách chọn cá giống nhìn chung sẽ có nhiều tương tự như chọn các loại cá chép, cá trắm, cá mè,… Bạn nên chọn những con đồng đều về màu sắc và kích thước. Bạn nên chọn những nơi cung cấp giống uy tín để đảm bảo chất lượng.

Nuôi cá chẽm con

Ngoài ra cần chú ý nên chọn những con cá có đầy đủ vây, vẩy. Tránh những con cá có dấu hiệu bơi kém, mất nhớt, xây xát trên thân hay bất kì dấu hiệu bệnh tật nào.

Thời điểm thả cá

Nên tiến hành thả vào sáng sớm hoặc chiều tối. Tránh thả cá vào giữa trưa nắng gắt có thể khiến cá bị sốc nhiệt ảnh hưởng tới khả năng sinh sống của cá. Khi đưa cá từ nơi cung cấp giống về không nên tiến hành thả chúng vào nước luôn.

Hãy ngâm cả dụng cụ đựng cá vào ao nước, lồng bè trong khoảng 10 tới 15 phút để cho cá thích nghi với nhiệt độ. Sau đó mới tiến hành thả cá. Việc này sẽ tránh tình trạng cá bị sốc do thay đổi môi trường đột ngột.

Cá chẽm ăn gì

Cá chẽm là loài ăn thịt và có khả năng săn mồi cao. Do đó nếu nuôi đơn cá chẽm bạn cần cung cấp các loại thức ăn giàu protein thường xuyên. Hiện nay có rất nhiều nơi cung cấp thức ăn tinh cho cá chẽm như Công ty Thức ăn chăn nuôi Cà Mau.

Bạn nên cho cá ăn cố định vào những khung giờ và cho ăn mỗi ngày. Thông thường tần suất cho ăn hợp lý là 2 lần mỗi ngày tại những tháng đầu và khi chúng trưởng thành nên cho ăn ngày một lần. Do cá chẽm có đặc tính là theo bầy đàn do đó hãy cho chúng ăn tại các vị trí cố định mỗi ngày.

Nên xem:   CTY TNHH SX TM TÂN NÔNG PHÁT

Ngoài ra nếu nuôi ghép cá chẽm với một số loài cá nhỏ khác. Cá chẽm sẽ săn mồi, chúng sẽ ăn thịt các loại cá nhỏ hơn, tôm, trùn chỉ. Lượng thức ăn tinh khi đó có thể giảm xuống để tránh ứ đọng nhiều thức ăn gây lãng phí và nhiễm bẩn nguồn nước.

Quản lý nuôi cá chẽm như thế nào?

Trong nuôi cá chẽm thì quan sát cá là điều khá quan trọng. Bạn nên tiến hành quan sát cá vào sáng sớm để nhận biết các thay đổi và kịp thời xử lý. Các vấn đề có thể gặp như ứ động thức ăn, cá chẽm thiếu oxy.

Ngoài ra, chúng có thể gặp một số những bệnh, ký sinh trùng và mầm bệnh khác nhau có thể ảnh hưởng đến cá. Đối với các bệnh do virus, norovirus là phổ biến nhất. Đối với vi khuẩn, đó là liên cầu. Ngoài ra còn có nấm và đốm đỏ.

Các món ăn với cá chẽm

Sơ chế cá chẽm

Có nhiều món ăn ngon với cá chẽm và trở thành đặc sản của miền tây như cá chẽm chưng tương, cá chẽm sốt me, cá chẽm nấu canh chua cay, cá chẽm nướng… Sau đây Niên Giám sẽ chia sẻ với các bạn một món ăn đặc sản của miền Tây.

Nuôi cá chẽm nướng

Cá chẽm chưng tương

Nguyên liệu không thể thiếu trong món này chính là cá chẽm và tương hột. Ngoài ra bạn cần một số nguyên liệu như miến, hành lá, hành tím, tỏi, nấm đông cô, nấm mèo,… và các gia vị như mắm, muối, bột ngọt, tiêu.

Sơ chế các nguyên liệu như ngâm miến, nấm, cắt nhỏ thành sợi. Rửa sạch và thái băm bỏ hành lá, hành tím, tỏi,… Tiến hành xào các gia vị ướp cá bao gồm phi thơm hành, sau đó bỏ các loại nấm vào xào chín.

Tiếp theo cho thêm tương hột vào cùng. Bỏ thêm hành tây, hành tím và nêm nếm gia vị vào xào đến khi chín. Tiến hành ướp cá bằng các gia vị đã chuẩn bị trên và đem cá đi hấp. Sau khoảng 50 phút là cá sẽ chín.

Cho thêm hành lá, ớt, rau mùi tạo màu cùng với tăng hương vị cho cá. Ngoài ra ớt sẽ khử bớt hương vị tanh của cá và làm dậy mùi món ăn. Đây là một món ăn đặc sản thích hợp để ăn với miến hoặc cơm đều được.

Cách nuôi cá chẽm không hề khó. Đồng thời có rất nhiều món ăn ngon với cá chẽm. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên của Niên Giám Nông Nghiệp sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận