Kỹ thuật nuôi dúi giúp người dân làm giàu chỉ sau 1 đêm

Thịt dúi là món ăn đặc sản, giá bán cao tới năm trăm ngàn một ký nhưng cung không đủ cầu. Vì thế chăn nuôi dúi là một hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông hộ. Không chỉ vậy nuôi dúi còn giúp bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học Việt Nam.

Lý do nên nuôi dúi

1. Nuôi dúi đầu tư ít, thu lời cao

Chuồng nuôi có thể tận dụng các chuồng nuôi lợn, , cũ cải tạo lại. Do thân hình và cân nặng của chúng cũng không quá to và tập tính cũng không đòi hỏi nơi ở cầu kỳ. Về vấn đề thiết kế các ô nuôi, các bạn chắn bằng viên gạch hoa có kích cỡ khoảng 60 – 80 cm thành các ô nuôi vuông gần sát nhau.

Tính sơ sơ vốn để làm chuồng trại sẽ rơi vào khoảng năm đến mười triệu đồng. Phụ thuộc chất lượng loại vật liệu và cách bố trí sắp xếp.

Giá con giống hiện nay trên thị trường có các loại từ sáu trăm ngàn đến một triệu tám một cặp. Tùy thuộc vào độ tuổi con giống. Mới đầu nuôi thì nên chọn 10 cặp là vừa cho quy mô vừa phải, sau dần có nhiều kinh nghiệm sẽ phát triển thêm.

Thức ăn của chúng toàn là các đồ có thể tự trồng được hoặc dễ kiếm, giá không cao. Điển hình là nhóm tre, cỏ voi, các loại chứa tinh bột như ngô, sắn.

Giá dúi 2021

Giá bán con giống hay để làm thịt cũng đều cao. Nếu nuôi với quy mô một trăm con thì lợi nhuận thu về là hai đến ba trăm triệu một năm. Sau đây là giá dúi trung bình trên thị trường chúng tôi đã tham khảo đề xuất cho bà con:

– Giá con giống: 600.000 – 1.800.000 / cặp.

– Giá thương phẩm: 500.000 / kg.

2. Không cần diện tích chuồng lớn

Do kích thước và cân nặng không quá lớn nên có thể nuôi bốn con trên một mét vuông. Tính ra chỉ cần khoảng đôi ba trăm mét vuông làm là bà con cũng có một đàn dúi tương đối lớn rồi.

ky thuat chan nuoi dui

Chăm sóc dúi cũng không mất nhiều thời gian. Nên rất khuyến khích cho người dân mở rộng tăng thêm kinh tế.

3. Ổn định về đầu ra

Theo thông tin chúng tôi cập nhật từ các trại giống thì nguồn dúi cung ra thi trường vẫn còn thiếu. Các trại cung cấp dúi giống đều hỗ trợ bao tiêu đầu ra cho người dân. Do thịt của chúng là món ăn đặc sản núi rừng được nhiều người chọn dùng.

Thức ăn của chúng cũng toàn là các đồ tự nhiên không dùng cám bã công nghiệp cũng là một lý do khác mà mặt hàng này chuộng.

4. Ít dịch bệnh

Xuất thân vốn là nguồn gốc từ núi rừng. Lại có bộ răng và khả năng đào đất cũng rất giỏi. Có thể do đó mà dúi có sức khỏe tốt, khả năng đề kháng bệnh cao. Chưa từng ghi nhận dịch bệnh gây thiệt hại lớn nào như ở lợn.

Một số bệnh mà chúng có thể mắc là tiêu chảy và đau mắt. Do thay đổi nguồn thức ăn. Hoàn toàn có thể chữa khỏi được.

ky thuat chan nuoi dui

Sức chịu đựng của dúi cũng tốt nên hoàn toàn có thể thích ứng được với điều kiện nuôi trên cả nước. Tuy nhiên để chúng phát triển tốt nhất thì nên tạo điều kiện mát mẻ từ 20 – 30 độ C.

Kỹ thuật nuôi dúi

Dúi hay còn có tên là chuột dúi. Dúi tự nhiên sau khi được thuần hóa sẽ hòa hợp và sinh trưởng trong điều kiện môi trường nuôi nhốt. Với ưu điểm chi phí đầu tư sản xuất thấp, ít công chăm sóc, thức ăn rẻ dễ kiếm.

Giá bán thương phẩm và con giống cao. Vì thế nhiều năm nay chúng được xem là vật nuôi giúp các nông hộ ở Tuyên Quang phát triển kinh tế, làm giàu trên quê hương mình.

Nên xem:   Chăn nuôi nông hộ có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với xã hội?

Cho dúi ăn gì?

Chặt những khúc mía nhỏ, cắt khoanh nhỏ thân cây tre. Đó chính là khâu chuẩn bị đồ ăn cho đàn dúi mốc của anh Dũng ở Tuyên Quang. Ngoài mía, tre thì ngô là một trong những thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn mỗi ngày của chúng.

Chỉ với một nguồn thức ăn rẻ dễ kiếm này đàn dúi đã có thể sinh trưởng và lớn tốt ngoài tự nhiên. Đây là cách anh Dũng và cộng sự lựa chọn để chăm sóc đàn dúi từ hơn bảy năm nay.

Thức ăn của chúng cũng rất đơn giản vì địa phương cũng sẵn có nhiều. Đi mua cây tre, cây mía, một ngày khẩu phần ăn của chúng hết chỉ chục gam thôi.

Thì số lượng chúng tôi hạch toán lên, một con dúi cả ngô cả mía thì chi phí một ngày chưa tới 200 đồng. Tính ra một tháng chỉ hết vài ngàn đồng mỗi con.

Nói chung là với mức chi phí như vậy và giá bán ra thị trường bây giờ thì thu nhập tương đối ổn định và tốt.

Tại nước ta có bốn loại: mốc lớn, mốc nhỏ, má vàng và nâu. Tai nhỏ mắt bé, chúng có mặt tại khu vực đồi núi nhiều tre nứa chảng cây

Thức ăn chủ yếu là thực vật như rễ tre nứa, cây thân thảo, măng tre, sắn, khoai. Do vậy dễ thít nghi với sinh cảnh bị con người tác động. Thịt của chúng là món ăn đặc sản núi rừng nên được nhiều người tin tưởng.

Kinh nghiệm nuôi dúi

Cộng với việc do khan hiếm trong tự nhiên nữa nên có giá trị cao hơn so với gia súc, gia cầm. Trước nhu cầu tăng, nhiều nông hộ đã nghĩ tới việc xây dựng các trang trại. Họ thu gom dúi tự nhiên, thuần hóa, nuôi dưỡng chúng trong điều kiện tại nhà để chủ động cung cấp nguồn thực phẩm cũng như con giống.

Với ưu điểm cho lượng thịt nhiều hơn so với các loại khác. Nên dúi mốc lớn được nhiều nông hộ lựa chọn nuôi. Anh Dũng đã tìm mua giống đặc sản tại các vùng tây bắc từ các tỉnh Yên Bái Sơn La về nuôi.

ky thuat nuoi dui

Bắt đầu nuôi từ đầu năm 2013, lúc mới nuôi bắt đầu có 50 cặp. Do chưa có kinh nghiệm nên các con bị tiêu chảy là chưa biết thuốc. Sau một thời điểm tìm hiểu và đi học hỏi, anh Dũng đã phát triển mô hình thành hai trang trại với quy mô gần hai ngàn con cả nuôi thịt và sinh sản.

Thời gian đầu nuôi, anh Dũng và cộng sự chưa hiểu đặc tính của dúi. Đàn con giống bị hao hụt, không nản anh quyết tâm nuôi và đầu tư lại. Anh thường đến các trang trại lớn đã có kinh nghiệm để học theo. Sau bảy năm trang trại của anh đã xây dựng thành công với quy mô gần hai ngàn con trên diện tích một ngàn mét vuông.

Nuôi dúi làm giàu

Hàng tháng xuất bán con giống và thương phẩm cho cả nước. Lợi nhuận thu về hàng tỷ đồng mỗi năm. Nói chung là thương phẩm bán ra thị trường bây giờ số lượng ít khoảng một đến hai trăm con. Còn chủ yếu là bán con giống.

Ví dụ như một tháng bán từ ba đến bốn trăm cặp mới tách bố mẹ. Mỗi cặp như vậy sẽ có giá khoảng tám trăm ngàn. Và một loại dúi giò thì là một triệu hai. Loại hậu bị – tức là sắp vào lứa đầu là một triệu tư. Còn dúi bố mẹ là một triệu tám.

Có bốn mức giá như vậy, thì thu về như giá thị trường bây giờ. Trừ hết chi phí đi thì cả lớn cả bé thu lãi khoảng hơn 300 triệu một tháng.

Không chỉ làm kinh tế cho riêng nhà, trang trại của anh còn liên kết với các nông hộ khác. Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cùng làm ăn trên quê hương. Hiện tại có khoảng hơn 100 trang trại vệ tinh, thu mua giống hàng tháng và hướng dẫn kỹ thuật. Kể cả các hộ mới nuôi.

Theo anh, với quy mô trang trại như hiện nay của anh thì vẫn chưa đủ cung cấp con giống và thương phẩm ra thị trường. Do đó anh sẵn sàng bao tiêu đầu ra, chia sẻ kinh nghiệm. Cũng như kỹ thuật nuôi cho các nông hộ muốn làm giàu từ giống dúi này.

Kinh nghiệm chọn dúi

Những con dúi ba tháng tuổi nặng khoảng bốn lạng, trông chúng rất nhanh nhẹn và phát triển cân đối. Da bụng căng tròn, hồng hào. Bộ răng đã chuyển màu trắng sang màu vàng. Theo anh Dũng với ngoại hình và cân nặng như vậy, những con dúi như vậy đã đạt tiêu chuẩn xuất bán ra thị trường.

Nên xem:   Lợn đen siêu tốc Lũng Pù

Để có những con giống chuẩn, anh lựa chọn rất kỹ những con hậu bị. Chúng phải có những ưu điểm nổi trội để di truyền cho đàn con. Với những con cái mà được tám tháng đến chín tháng rồi mà trọng lượng từ tám lạng đến một cân là mình có thể ghép đôi lứa đầu tiên được rồi.

Những con hậu bị được tuyển chọn ngay từ khi không bú sữa mẹ khoảng 1,5 tháng tuổi. Trong quá trình nuôi chúng sẽ được đánh dấu phân lô và theo dõi sổ sách tới khi được tám tháng tuổi. Những con không đạt chuẩn sẽ bị loại thành dúi thương phẩm.

Những con khỏe mạnh, ngoại hình không dị dạng, vú đều đẹp không đồng huyết sẽ được phối giống để cho ra những con giống đều, đẹp. Để làm giống được thì gần như là bộ phân sinh dục của nó phải to, vú phải đều. Và con đực thì tinh hoàn phải to và đều không được lép.

Chăm sóc Dúi sinh sản

Độ tuổi thì được tám tháng là nó sẽ cho vào thời kỳ sinh sản đầu tiên. Và cân nặng từ tám trăm gam đến một cân là độ tuổi thích hợp nhất để ghép đôi. Ghép thời gian nhỏ quá hoặc ngắn quá, chẳng hạn như được bốn năm tháng mà ghép rồi thì sẽ ảnh hưởng đến sau này.

Ta sẽ không khai thác được nó sau năm nữa mà chỉ được độ hai năm đến hai năm rưỡi thôi.

Từ lúc con dúi đẻ ra đến khi tách mẹ là bốn mươi lăm ngày. Thì mình phải chăn thêm mười lăm ngày nữa là mình sẽ cho vào bán được.

ky thuat nuoi dui

Trong quá trình con cái mang thai, chúng được anh Dũng chăm sóc theo một chế độ riêng. Ngoài thức ăn là tre, mía, ngô thì anh thường xuyên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để tăng khoáng chất và vitamin.

Chế độ cho dúi sinh sản là chúng ta cho nhiều thức ăn hơn. Và chủ yếu là thuốc canxi cho uống duy nhất một lần lúc mang thai thì về sau nó sẽ đủ chất. Bên cạnh đó vấn đề cắn con sẽ không còn nữa. Thức ăn thì có thể đa dạng hóa thêm một tý chẳng hạn như là thêm khoai hoặc sắn. Để cho bổ sung thêm chất.

Loài này có tốc độ sinh trưởng nhanh, một năm có thể đẻ từ hai đến 3 lứa. Mỗi lứa từ hai đến năm con. Với tiền bán hiện nay một đôi dúi hậu bị khoảng một triệu tám được chăm sóc tốt. Sau hai đến ba tháng người nuôi đã có thể hoàn vốn và có lại cho những năm sau.

Dúi bị táo bón

Nguyên nhân dúi bị táo bón. Dúi bị táo bón chữa như thế nào?

Do cho dúi ăn quá nhiều đồ ví dụ như lá tre.

Chữa trị dúi bị táo bón:

Mua thuốc gen thục nhuận tràng đưa vào hậu môn của dúi. Bơm vào khoảng một phút sau là dúi đi được.

ky thuat nuoi dui

Kết hợp với mua thuốc táo bón viên của người. Bẻ lấy nửa viên, giã nhỏ, hòa đều với 5cc nước. Cho vào xilanh bơm cho dúi uống.

Dúi đi ngoài được là sẽ hồi phục dần dần và khỏe lại.

Nuôi dúi vẫn còn là một nghề khá mới mẻ với người dân. Bởi nó yêu cầu người nuôi phải có kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi khoa học. Nếu biết cách đầu tư, chăm sóc người dân sẽ thu lại lợi nhuận cực khủng.

Trên thị trường, nhu cầu mua thịt dúi rất cao, tuy nhiên nguồn cung còn hạn chế. Do vậy, nếu có cơ hội mọi người nên phát triển chăn nuôi dúi. Thực chất, chỉ cần nắm một số kỹ thuật cơ bản dưới đây. Người nông dân sẽ không còn lạ lẫm với mô hình chăn nuôi này nữa.

Kỹ thuật nuôi dúi mang lại năng suất vượt trội

Mía là thức ăn chính cho dúi

Cũng giống như kỹ thuật nuôi nhím hay kỹ thuật nuôi chuột cống nhum. Nếu nắm chắc các kỹ thuật nuôi dúi, bạn sẽ ít gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc. Hơn nữa, còn mang lại năng suất vô cùng lớn.

Dúi giống càng nhỏ càng lợi hại

Khi chọn con giống, bà con không nên mua những con có kích thước to, mập mạp. Bởi, con to khả năng sinh tồn yếu, sinh sản không tốt bằng dúi nhỏ. Loại nhỏ còn dễ dàng thích nghi ở nhiều môi trường sống hơn.

ky thuat nuoi dui sinh san
Con dúi giống

Chuồng trại nuôi dúi cần thiết kế như thế nào?

Loại dúi thích sống ở những nơi không có quá nhiều ánh sáng nhưng phải khô ráo. Vì thế, khi làm chuồng bà con chú ý xây chuồng nơi tránh mưa gió hiệu quả.

Ở môi trường tự nhiên, dúi sống theo bầy đàn và ở trong hang. Do đó, chuồng của dúi phải thiết kế kín, đặc biệt chú ý phần nền. Nếu nền quá mỏng, dúi có thể đào và bỏ ra ngoài. Độ dày tối thiểu của phần nền khoảng 11cm, bề tông dốc cao 3%. Bạn có thể sử dụng các loại cỏ cây, tấm tôn, ống nhựa lớn… đặt trong chuồng để dúi làm hang. Các hệ thống nước cũng cần che đậy cẩn thận để dúi không có cơ hội bỏ trốn theo đường mương.

Nên xem:   Kỹ thuật thiến heo để heo nhanh lớn

Mía là thức ăn yêu thích của dúi

ky thuat chan nuoi dui
Dúi sau khi tách mẹ

Dúi dễ ăn nhưng dễ bị táo bón nếu như ăn phải thực phẩm khó tiêu hóa. Để dúi sinh trưởng nhanh, đều đặn, người dân cần cung cấp đầy đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cho chúng mỗi ngày.

Thực phẩm dúi yêu thích thuộc họ nhà tre ví dụ như trúc, tre, nứa, măng, thân mía… 1 ngày chúng có thể ăn 20kg/2 con. Bên cạnh đó, bạn có thể cung cấp khoai, bắp, mì cho dúi. Tuyệt đối không cho chúng ăn những loại cỏ dai như cỏ tranh, cỏ voi… vì rất dễ bị đầy bụng.

Khẩu phần ăn của dúi theo từng tháng tuổi

Dúi dưới 3 tháng tuổi

Một ngày ăn khoảng 150g rau lá, các loại củ. 20g tinh bột bao gồm khô, khoai, sắn và 10g thức ăn hỗn hợp như cám.

Dúi trên 3 tháng – 7 tháng

Một ngày ăn khoảng 200 – 250g rau lá, quả. 30g thức ăn tổng hợp và 20g dầu dừa.

Dúi từ 7-10 tháng tuổi:

Ở thời điểm này, dúi cần nhiều năng lượng hơn để phát triển khỏe mạnh. Do vậy mà lượng thức ăn sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Cụ thể, 400 – 500g rau củ quả, 40g các loại hạt và dầu dừa, 40g cám, thức ăn tổng hợp. Nếu như bà con không có dầu lạc, dầu dừa để bổ sung thì có thể thay thế bằng giun đất, các loại sâu bọ, côn trùng…

Dúi bạch đột biến màu lông

Trên đây là những thông tin mà bà con tham khảo. Tuy nhiên, người nuôi nên dựa vào khả năng ăn uống của dúi để bổ sung cho phù hợp. Không nên để thức ăn thừa quá nhiều hoặc để dũi bị đói.

Thực phẩm và nơi đựng thức ăn nước uống cho dũi cũng cần vệ sinh sạch thường xuyên. Như vậy sẽ phòng được nhiều căn bệnh truyền nhiễm cho dũi hoặc tiêu chảy…

Nên vỗ béo dũi trước khi bán

Muốn dúi có cân nặng vượt chuẩn, thịt nhiều thơm béo. Người nuôi cần bổ sung dinh dưỡng cho dũi trước khi xuất chuồng một cách hợp lý. Ví dụ như trước khi bán khoảng 1 tháng, bà con nên cho chúng ăn nhiều tinh bột hoặc cám, ngô xay của gà, vịt.

Như vậy, trọng lượng của chúng có thể đạt 4 – 5kg/con.

Các bước giúp nuôi dúi sinh sản đạt chất lượng

Bước 1: Dúi cái có biểu hiện động đực

Ở bước này bà con cần kiểm tra bộ phận sinh dục của dũi cái. Nếu thấy nó có màu hồng nhạt, sưng to và ẩm ướt. Có nghĩa chúng đã có dấu hiệu động đực.

Bước 2: Chọn cặp

Dúi mẹ cho con bú

Dúi cũng có tình yêu giống như con người vậy. Vì thế, người nuôi phải chọn cặp ghép đôi cho chúng. Khi thấy con cái có biểu hiện sẵn sàng động đực, bà con đặt 1 con dũi đực vào chung một chuồng. Nếu thấy 2 con không đánh nhau mà thân thiết thì cứ để như vậy. Trường hợp con cái gầm gừ khó chịu với con đực thì nên đổi con đực khác.

Thời gian này (2, 3 ngày hoặc 1 tuần), người nuôi nhớ quan sát kỹ con cái. Nếu thấy dũi cái vú căng tròn, bộ phận sinh dục bớt sưng. Có nghĩa là con cái đã chịu giao phối. Như vậy, việc chọn cặp, ghép đôi đã thành công. Bà con làm dấu ở cặp này để tới mùa sinh sản sau dùng tiếp.

Bước 3: Dúi mang thai phải chăm sóc kỹ lưỡng hơn

Bà con cần có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng cho dũi đang mang thai. Nhất là phải bổ sung đủ lượng vitamin, chất xơ, các chất khoáng và cả chất béo. Chú trọng cho dũi ăn mía, ngô, khoai, sắn…

Cần vệ sinh sạch sẽ chuồng trại để phòng bệnh

Chuồng nuôi dúi

Xem thêm: làm chuồng heo tốt là một cách giúp heo mau lớn

Dũi là động vật có sức đề kháng rất tốt, nhưng không phải vì vậy mà người nuôi chủ quan không đề phòng. Bởi, có rất nhiều dịch bệnh đến bất ngờ, lúc đó lại xử lý không kịp. Cách để dũi luôn khỏe mạnh, ăn tốt, sinh sản hiệu quả. Bà con phải vệ sinh chuồng trại định kỳ 3 ngày/lần.

Nếu dũi không may bị bệnh ngoài da, viêm, lở loét… cần phải bôi kháng sinh ngay. Để lâu có thể nặng hơn rất nguy hiểm.

Về thức ăn cần đảm bảo rửa sạch sẽ, nếu không dũi dễ bị tiêu chảy. Ngoài ra, không cho chúng ăn những thực phẩm khô cứng, khó tiêu…

Kỹ thuật nuôi dũi đã được chúng tôi đề cập khá chi tiết trong bài viết này. Hy vọng, bà con sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức hữu ích. Từ đó nuôi dũi đạt chất lượng, thu lại lợi nhuận cao như ý muốn.

Chúc bà con thành công!

Theo: Thủy Tiên

4/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận