Bệnh marek ở gà: biểu hiện, cách phòng chống và cách chữa

Bệnh Marek là bệnh phổ biến mà gà thường hay mắc phải. Loại bệnh này được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1098 tại Hungary. Chúng còn có một số tên gọi khác như hội chứng khối u hay teo chân gà. Căn bệnh này rất dễ lây lan qua tiếp xúc lông, nơi ăn uống, các dụng cụ chăn nuôi…

Bệnh Marek ở gà có biểu hiện gì?

Những con gà không được tiêm phòng đầy đủ rất dễ bị Marek. Khi gà mắc bệnh sẽ có một số biểu hiện điển hình sau: Đi lại chậm chạp, cánh bị cụp, lông rụng, ăn uống kém… Trọng lượng gà sẽ bị giảm rõ rệt từng ngày rồi từ từ chết.

Bệnh Marek không bộc lộ rõ các biểu hiện cụ thể nhanh chóng mà thường ủ bệnh đến cả tháng. Dưới đây là các thể thường xuất hiện nhất:

– Thể cấp tính, mãn tính phổ biến ở lứa gà khoảng 1 – 2 tháng tuổi. Trước khi chết, gà sẽ có triệu chứng mắt mờ, ủ rủ, gầy rạc, dây thần kinh vận động ở cánh bị

– Thể thần kinh: Nổi bật với tình trạng gà bị liệt, đuôi rủ, cánh lệch, sà thấp.

– Thể viêm mắt: Khi bị bệnh mắt gà sẽ bị chảy nước mắt, nhòe ra hai bên. Dần dần mắt sẽ bị đục, có mủ và mù lòa.

Nên xem:   Khắc phục đàn gà đi ngoài phân sống

Nhận biết bệnh marek

Xem thêm: Cách xử lý khi gà ủ rủ, đi ngoài phân trắng

Khi phát hiện gà có những biểu hiện lạ, bà con cần theo dõi, quan sát kỹ lưỡng. Với những con gà bị bệnh Marek khi mổ chúng ta sẽ thấy nhiều khối u nhỏ nằm rải rác ở lục phủ ngũ tạng của chúng. Ví dụ như gam phổi, da, lá lách…

Cách phòng bệnh marek ở gà

Bà con không nên để tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” xảy ra. Khi chăn nuôi, chú ý tiêm phòng vắc xin đầy đủ, đúng thời điểm cho vật nuôi. Đây là việc làm không nên chủ quan. Bởi những con gà không tiêm sức đề kháng của chúng rất yếu, không đủ để chống chọi với các virut mạnh.

Một số loại thuốc đề uống phòng bệnh cho gà bà con nên tham khảo:

  • Hanmix-VK4, Hanmix B trộn cùng thức ăn. Mỗi lần dùng nữa gói/152kg gà hậu bị. Gà đẻ trộn nữa gói với 220kg thức ăn hỗn hợp.
  • B-Complex pha loãng với nước uống. Liều lượng 2g/1 lít nước sạch.
  • ADE có thể pha cùng nước hoặc trộn với thức ăn. Liều lượng pha 150g/250 lít nước. Trộn 200g/100kg thức ăn.

Biện pháp phòng bệnh cụ thể

Lúc chưa bệnh:

– Gà con sau đẻ 1 ngày tuổi cần tiêm vắc xin phòng bệnh ngay.

– Dọn vệ sinh chuồng trại, khay ăn uống đảm bảo sạch sẽ mỗi ngày. Nhất là thu dọn lông, phơi khô và lưu trữ có khoa học.

Nên xem:   Nắng nóng trên 40 độ: Gà có thể chết nếu không được giải nhiệt

– Nên phân chia nuôi gà theo từng khu riêng biệt. Ví dụ như gà mái đẻ, gà trống, gà con…

– Gà sau khi xuất chuồng cần khử trùng, tẩy uế, dọn sạch chuồng trại. Lưu ý không được nuôi tiếp mà phải bỏ trống 1 – 2 tháng. Trường hợp chuồng đó đã chứa gà nhiễm bệnh Marek, bà con phải bỏ trống chuồng từ 3 – 5 tháng. Ngoài ra phải vệ sinh tiêu độc khử trùng.

– Áp dụng hình thức chăn nuôi an toàn, linh động.

Khi có bệnh:

– Theo dõi, quan sát và kịp thời phát hiện gà dịch nhanh chóng.

– Cách ly gà bệnh ngay

– Toàn bộ gà bị nhiễm bệnh Marek sẽ mang đi tiêu hủy sạch. Các chất thải, lông, chuồng trại cũng cần khử trùng, dọn sạch tức thời để tránh lây lan.

– 1 tuần nên tiêu độc khử trùng, lau dọn chuồng trại sạch sẽ định kỳ 2 – 3 lần.

– Trong thời gian gà đang bị bệnh bà con không được nhập giống mới về.

– Sau khi đã xử lý khủng hoảng về căn bệnh. Bà con bắt buộc để trống chuồng. Sau khoảng thời gian 3 – 5 tháng, lúc này mới bắt đầu nuôi lại.

Bệnh Marek ở gà không còn xa lạ với người nông dân từ xưa đến nay. Do đó, để chăn nuôi gà an toàn, mang lại năng suất cao. Bà con chú ý tiêm phòng cho vật nuôi cũng như chăm sóc chu đáo đầy đủ dưỡng chất. Khi phát hiện có biểu hiện bệnh dịch cần phải xử lý dứt điểm ngay.

Rate this post

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận