Cách trồng mướp đắng ”khổ qua” sạch tại nhà cho nhiều quả

Mướp đắng (khổ qua) là một loại thực phẩm được yêu thích của nhiều người. Vị của mướp đắng ban đầu hơi khó ăn một chút nhưng nếu đã quen rồi sẽ rất “khó cai”. Cách trồng mướp đắng sai quả cũng hết sức đơn giản.

Hãy cùng nuoitrong.vn tìm hiểu về cách trồng mướp đắng qua bài viết sau để có được những trái mướp đắng siêu sạch cho gia đình mình nhé!

Nội dung

Giới thiệu về mướp đắng

Mướp đắng (khổ qua) là một thành viên của họ Bầu bí, bao gồm bí, dưa hấu, dưa leo,…. Mướp đắng là một loại cây cận nhiệt đới có thể được trồng giống như dưa chuột hoặc dưa đỏ. Cần ít nhất hai cho tới ba tháng kể từ khi trồng đến khi thu hoạch.

Mô tả

Mướp đắng là một loại cây dây leo. Có lá hình thùy sâu và phát triển theo kiểu tương tự như bí, dưa chuột và dưa hấu tạo ra những dây leo dài nếu không cắt tỉa.

Trái có hình thuôn dài và nhẵn hoặc nhăn nheo, thường dài khoảng 20 cm nhưng cũng có thể dài khác nhau từ 5-25 cm.

Quả chuyển màu từ xanh sang vàng sang cam khi chín. Thịt quả có nhiều nước, giòn, tương tự như dưa chuột.

Mướp đắng là một loại thực phẩm phổ biến trong các món ăn châu Á và Đông Nam Á. Nó có thể được nhồi với thịt lợn hoặc tôm và hấp, ngâm chua, ăn sống hay đơn giản là xào với trứng.

Mướp đắng còn là một vị thuốc có nhiều đặc tính dược lý. Theo đông y, có vị đắng, tính lạnh.

cach trong muop dang

Chuẩn bị trước khi trồng mướp đắng

Thời gian trồng

Mướp đắng là cây trồng mùa ấm và thích hợp trồng nhất vùng khí hậu ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trồng mướp đắng ở nơi nhiệt độ ban ngày trung bình từ 24-31 ° C.

Ở Việt Nam, trồng mướp đắng vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể trồng mướp đắng trái vụ.

Vùng trồng

Mướp đắng phát triển tốt nhất ở vùng khí hậu nóng ẩm. Cần chọn một vị trí đón được nhiều nắng ấm và thông thoáng. Trồng mướp đắng trong đất giữ ẩm, thoát nước tốt, có độ pH từ 5,5-6,7.

Chuẩn bị luống trồng trước khi trồng bằng cách trộn thêm phân chuồng đã ủ hoai mục. Mướp đắng có thể trồng được ở đất pha cát hoặc đất phù sa nhưng cần thoát nước tốt.

Giống 

Mướp đắng có nguồn gốc từ Ấn Độ có vỏ ngoài nhăn nhiều, màu xanh đậm. Đầu nhọn và được bao phủ bởi các “răng” nhọn hình tam giác. 

Mướp đắng có nguồn gốc từ Trung Quốc có hình thuôn dài với màu xanh nhạt hơn. Hai đầu cùn và có vỏ bóng hơn, các “răng”  nhấp nhô nhẹ, không nhọn.

cach trong muop dang

Cách trồng mướp đắng

Xử lý hạt giống mướp đắng

Hạt giống mướp đắng thu hoạch từ mùa trước hoặc mua tại cửa hàng hạt giống được xử lý bằng cách ngâm vào nước ấm (pha 2 phần nước sôi với 3 phần nước lạnh) trong khoảng 6 giờ. Sau khi ngâm, ủ hạt giống trong khăn ẩm 24 giờ.

Xem thêm  Cách trồng mướp hương cho quả ''sai trĩu giàn''

Đến lúc này hạt đã nứt ra và chuẩn bị nảy mầm, ta có thể tiến hành đem gieo hạt.

Gieo hạt

Có thể gieo trực tiếp trên đất hoặc gieo trong bầu. Gieo hạt trong các lỗ sâu khoảng 1,25 cm và cách nhau 30 cm. Gieo 2 hạt vào mỗi lỗ, để đầu hạt nứt quay xuống phía dưới. Lấp đất và tưới qua một lượt nước.

Hạt sẽ nảy mầm trong 8 đến 10 ngày, mặc dù nhiệt độ và độ ẩm của đất có thể làm chậm quá trình nảy mầm. Chờ cho đến khi mỗi cây giống mướp đắng có 4 lá, sau đó loại bỏ một số cây non phát triển kém để chỉ một cây mọc từ vị trí của mỗi hố trồng.

Các cây khỏe mạnh được trồng trên giàn hoặc hàng rào có thể cách nhau từ 2 – 2,5 m. Có thể phủ một lớp rơm mỏng hoặc mùn hữu cơ quanh gốc để giữ ẩm cho cây và kiểm soát sự phát triển của cỏ dại.

Làm giàn

Khoảng 3 tuần sau khi mọc. Cây bắt đầu mọc tua cuốn thì ta tiến hành làm giàn cho cây để cây phát triển nhanh. Có thể dùng các cọc tre, nứa hoặc gỗ và đan dây. Giàn làm cần phải chắc chắn, nên cao khoảng 2-2,5 m là độ cao thích hợp để cây cho nhiều quả nhất.

Làm giàn có thể giảm thiểu bệnh và thu hoạch dễ dàng hơn. Khi ngọn cây leo đến đỉnh giàn, tiến hành cắt tỉa bớt các nhánh bên từ đất lên đến nhánh thứ 10.

Điều này sẽ kích thích các cành phía trên phát triển và cho năng suất cao hơn. Kết quả là cây sẽ ra nhiều hoa và quả sớm hơn.

Quả trồng từ giàn sẽ dài và thẳng hơn quả trồng dưới đất.

momordica charantia

Bón phân

Để cây được phát triển tốt nhất và đạt năng suất tối đa thì cần phải bổ sung dinh dưỡng cho cây. Dùng phân chuồng hoai mục bón lót trước khi trồng.

Bón thúc phân cho mỗi cây khi bắt đầu leo giàn và cứ sau 10 ngày một lần trong suốt mùa sinh trưởng. Sử dụng phân bón NPK và đồng thời kết hợp với vun gốc và làm cỏ.

Tưới nước

Giữ cho đất xung quanh gốc mướp đắng luôn đủ ẩm, nhưng không bị sũng nước trong suốt thời kỳ phát triển của cây. Tưới nước 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều tối, khi cây ra hoa và có quả thì tưới nhều hơn.

Thụ phấn 

Cây thường bắt đầu ra hoa khoảng 5 đến 6 tuần sau khi trồng. Hoa đực nở đầu tiên, sau đó một tuần hoặc lâu hơn là hoa cái. Cả hoa đực và hoa cái màu vàng. Hoa cái có một bầu (bầu nhụy) ở gốc. 

Xem thêm  Tối ưu kỹ thuật trồng cây CÀ CHUA THÂN GỖ cho "năng suất cao"

Ong và côn trùng thụ phấn chuyển phấn hoa từ hoa đực sang hoa cái. Thông thường hoa đực chỉ sống một ngày; chúng nở ra vào buổi sáng và rụng khỏi cây vào buổi tối.

Bầu nhụy của hoa cái được thụ phấn sẽ bắt đầu phình ra. Quả mướp đắng trưởng thành sẽ sẵn sàng thu hoạch khoảng 10 tuần sau khi trồng. 

Chúng sẽ có màu xanh lục nhạt hoặc đậm tùy vào giống đem trồng. Chú ý ngắt bớt lá để quả nhận được đủ ánh sáng sẽ phát triển nhanh hơn.

Thụ phấn bằng tay 

Mướp đắng được thụ phấn nhờ côn trùng và ong mật. Nếu có hoa nhưng chưa có quả và không quan sát thấy ong hoạt động trong vườn. Có thể nghi ngờ chính xác rằng quá trình thụ phấn đã không xảy ra. 

Việc thụ phấn có thể được thực hiện bằng tay, điều này cũng giống đối với dưa chuột và bí. Hái hoa đực và chuyển phấn hoa bằng cách chạm vào phần trung tâm của hoa đực so với tâm của hoa cái.

Sâu bệnh

Để thu được những trái mướp đắng sạch ưng ý. Nuoitrong.vn khuyến khích cách trồng mướp đắng không sử dụng thuốc trừ sâu. Có thể sử dụng chế phẩm sinh học để bảo vệ cây theo tư vấn của cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật.

Cần kiểm tra cây trồng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh. Mướp đắng có thể bị bọ cánh cứng đốm và sọc dưa tấn công. Bọ cánh cứng có thể mang bệnh héo xanh do vi khuẩn làm cho dây leo bị gãy.

Ruồi giấm cũng có thể tấn công quả. Chúng có thể lây lan bệnh thối trái. Ngăn ruồi đậu vào quả bằng cách bọc quả bằng túi giấy buộc bằng dây dù hoặc dây chun hoặc gói bằng giấy báo khi quả còn nhỏ.

Nếu có ruồi đục quả, bọc từng quả non trong túi giấy hoặc túi vải bảo vệ quả mua tại các cửa hàng. Túi này ngăn không cho ruồi đục trái phá hoại. Giữ cho khu vực quanh gốc luôn sạch cỏ dại. Cỏ dại thường là nơi trú ẩn của nhiều côn trùng gây hại.

cach trong muop dang

Bệnh hại 

Mướp đắng dễ bị nhiễm hầu hết các bệnh hại giống trên bí và dưa chuột. Bệnh nấm như bệnh phấn trắng, sương mai, bệnh gỉ sắt và bệnh thối nhũn cũng như virus khảm dưa và bệnh héo rũ do vi khuẩn.

Phòng ngừa bằng cách làm giàn giúp tăng lưu thông không khí xung quanh cây giúp giảm bệnh nấm. Theo dõi cây thường xuyên để phát hiện bất thường. Nên trồng các giống mướp đắng kháng bệnh và áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh cho mướp đắng.

Thu hoạch

Mướp đắng cần được thu hoạch khi vừa tới. Sau khi trồng khoảng 2 tháng là có thể bắt đầu thu hoạch. Cứ 2-3 ngày lại hái quả một lần. Càng hái nhiều, quả sẽ càng ra nhiều.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà chua dây leo "sai quả" dễ dàng

Vị đắng là kết quả của alkaloid momordicine có trong mướp đắng. Màu của mướp đắng càng đậm thì hương vị của quả càng đắng và nồng.

Cây trồng cùng 

Khi trồng ở ngoài vườn. Có thể trồng mướp đắng cùng với đậu, ngô, đậu Hà Lan, bí ngô và bí để tận dụng đất. Không trồng mướp đắng với khoai tây và rau thơm.

Cách trồng mướp đắng trong chậu hoặc thùng 

Có thể trồng mướp đắng trong chậu hoặc thùng xốp. Chọn một thùng có thể tích ít nhất 19 lít tuy nhiên càng nhiều càng tốt. Đảm bảo thùng trồng thoát nước tốt.

cach trong muop dang

Sử dụng mướp đắng

Để chế biến mướp đắng, cắt dọc đôi quả hoặc chia thành từng khúc, bỏ hạt và cùi, thái lát mỏng. Sau đó có thể đem ngâm trong nước muối để bớt vị đắng tuy nhiên điều này có thể ảnh hưởng đến độ giòn.

Mướp đắng có thể được nhồi với thịt lợn hoặc tôm và hấp, ngâm chua, hoặc làm cà ri và ăn với thịt hoặc trong súp. Mướp đắng thái nhỏ ăn sống hoặc xào với trứng cũng rất ngon.

muop dang xao trung

Mướp đắng được sử dụng trong y học cổ truyền và đã được nghiên cứu điều trị bệnh tiểu đường type 2. Nó cũng là một phương thuốc dân gian để điều trị huyết áp cao. 

Cần chú ý chế độ ăn và sử dụng mướp đắng cho một số đối tượng.

Mướp đắng có chứa lượng cao các chất beta carotene, kali và canxi. Nó cũng chứa nhiều chất xơ, phốt pho và vitamin C, B1, B2 và B3.

Để nguyên cả quả mướp đắng, rửa sạch, thái lát mỏng sau đó đem phơi khô. Khi dùng cho khảng 7-8 lát vào hãm cùng nước sôi. Vậy là bạn đã có ấm trà sử dụng hàng ngày làm mát cơ thể, tốt cho sức khỏe.

muop dang kho

Lưu trữ và bảo quản

Làm hạt giống

Để tiết kiệm hạt giống cho mùa tới, giữ được giống mướp đắng mong muốn. Để lại một vài quả trưởng thành, không bị sâu bệnh ở trên cây sau khi thu hoạch. 

Khi quả chín, thu hái và tách hạt giống, phân loại, rửa sạch, phơi khô, sau đó bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu bảo quản tốt hạt có thể tồn tại trong 2 đến 3 năm.

Bảo quản mướp đắng

Trong túi giấy hoặc nhựa trong tủ lạnh ngăn mát. Sử dụng trong vòng 3 đến 5 ngày kể từ ngày thu hoạch. Bảo quản cách xa các loại quả chín khác để tránh quá mướp đắng bị kích thích chín nhanh.

Quả thật mướp đắng thật dễ trồng và dễ chăm sóc phải không ạ. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trồng rau quả sạch tại nhà. Nuoitrong.vn chúc các bạn thu được những trái mướp đắng siêu sạch nhé!

Theo: Thủy Tiên

4.7/5 - (4 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận