Phác đồ điều trị bệnh CRD ở gà – Gà rụt cổ khẹc mũi

Trong chăn nuôi gà không thể tránh khỏi gà bị nhiễm bệnh. Chính vì vậy, nắm rõ đặc điểm tất cả các bệnh và chủ động trong phòng ngừa và điều trị là điều mà người chăn nuôi cần chủ động. Tìm hiểu về đặc điểm bệnh CRD ở gà. Các nguyên do, cách phát hiện, thuốc điều trị cho bệnh CRD ở gà.

Triệu chứng bệnh CRD ở gà

Tôi đã nắm được bệnh CRD hay có trên đàn gà khi thời tiết chuyển đổi. Vậy cho tôi hỏi cách xem và nhận rõ của bệnh CRD ở gà ra sao, xử lý như thế nào? Để tôi chủ động phòng bệnh cho hai ngàn con gà của gia đình.

Biểu hiện bệnh

Biểu hiện của gà bị hen: chúng nghẹt thở theo từng cơn, ho hen. Lúc đó tím tái, há mồm thở có thấy tiếng rít mạnh. Cánh và chân dạng rộng để lấy sức vướn cao cổ. Nước mắt và nước mũi chảy, viêm mí mắt.

Đôi khi thấy phù đầu, chúng giảm ăn và đi ngoài phân xanh trắng. Để chắc chắn thì chúng ta phải mổ khám. Vậy trong trường hợp mổ khám thì các bạn thấy đầu tiên là biến đổi ở đường hô hấp trên của gà. Là chảy nước mắt mũi. Chúng ta có thể bóp mũi thì thấy chảy nước mũi.

Thứ hai là chúng ta có thể mổ khám để biết là bệnh tích tập trung ở túi khí. Vì đây là bệnh viêm túi khí, nó dày lên và mất đi độ trong, độ bóng. Bình thường túi khí của chúng mỏng, trong suốt. Thế và khi bị bệnh hen thì nó mất đi điều đó chuyển thành đục.

benh crd o ga

Trong trường hợp năng nếu ghép với ecoli thì trên màng gan màng tim và túi khí phủ một lớp như bã đậu phụ. Khi bị hen, các biến đổi bên trong cơ thẻ đều tập trung ở đường hô hấp. Cụ thể túi khí viêm và phủ lớp màng dày. Đôi chỗ trong đường hô hấp có các chất vàng nhạt đóng thành cục.

Phổi bị bầm huyết, mắt sưng, có một số con bị mù bởi tuyến nước mắt bị viêm loét.

Bí quyết chữa bệnh CRD ở gà nhanh chóng nhất

Nhà tôi có đàn gà hai tuần có biểu hiện hen khẹc. Tôi đã cho cả đàn dùng TYLOSIN nhưng chưa thấy hiệu quả. Hỏi đã mắc bệnh gì và cách điều trị?

Với trường hợp đã dùng TYLOSIN để điều trị nhưng mà không thấy có hiệu quả. Đây là một thuốc mà điều trị bệnh CRD. Tuy nhiên mà thực ra hiện nay có thể bị kháng thuốc rồi. Thế cho nên cách điều trị CRD không có hiệu quả gì cả. Thế thì cách điều trị hiệu quả hơn, chuyên gia tư vấn cho một công thức như thế này

benh crd o ga

Nên dùng thuốc EROFLOXACIN hoặc là TILMILOSIN

Nên xem:   Kỹ thuật nuôi vịt trời không cần nước bơi lội

Ta dùng chọn một trong hai thuốc đó, cho nó uống một lần trên ngày và cho liên lục năm đến bảy ngày. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bên cạnh cái việc điều trị nguyên nhân gây bệnh thì phải chú ý đến việc điều trị triệu chứng.

Phải dùng thuốc bổ gan kết hợp với thuốc BROM chống hen khẹc. Cho uóng một lần trên ngày, trong vòng một tuần liền. Thì sẽ hết hiện tượng hen khẹc.

Thế và song song quá trình đó thì cần cho uống chất điện giải GLUCO C hòa với VITAMIN tổng hợp. Cho nó uống thay nước liên tục trong vòng năm hôm.

Thì với phác đồ điều trị như vậy ta sẽ giải quyết được hiện tượng hen khẹc trên đàn gà. Tuy nhiên phải chú ý một điều là xem xem mật độ chuồng nuôi có dày đặc quá không. Nếu dày quá thì cần phải dãn bớt ra.

Tạo điều kiện không khí cho khu nuôi thông thoáng thì cái việc điều trị của chúng ta mới đem lại hiệu quả như mong muốn.

Cách phát hiện sớm, chữa bệnh CRD ở gà

Thời tiết nắng nóng kèm theo mưa ẩm làm yếu tố thích hợp để nhiều loại vi khuẩn virut phát triển và gây bệnh cho đàn gà. Đặc biệt là bệnh CRD là một trong những bệnh phát sinh nhanh chóng trong mùa nắng nóng.

Bệnh lây lan mạnh và thường ghép với ecoli khiến cho gà dễ tử vong. Gây thiệt hại lớn nếu như nhà nông không có giải pháp phòng trừ kịp thời. Mời các bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng trị bệnh này.

Hơn hai ngàn con gà của hộ anh Tư đã thả nuôi được gần ba tháng. Độ hơn một tuần nay, mười phần trăm tổng đàn gà nhà anh có các biểu hiên thở dốc, mào tái, ủ rũ, bỏ ăn và gầy dần. Theo kinh nghiệm nuôi gà lâu năm của mình, anh Tư cho rằng gà đã bị bệnh đường hô hấp và đã sử dụng thuốc cho chúng.

Con gà có biểu hiện hen nhưng mà một số con thôi chứ không có bị nặng nên anh đã dùng thuốc. Anh cũng đã làm trong vòng năm ngày.

Thông thường sau thời gian điều trị năm hôm, gà sẽ có biểu hiên bớt ủ rũ, ăn uống tốt hơn. Tuy nhiên đàn gà nhà anh Tư vẫn có biểu hiên hen khẹc và ăn kém. Chuyên gia chăn nuôi đã đến tận nơi và tư vấn.

Nhận biết gà mắc bệnh CRD – hen

Bây giờ thì những con mà nó bị hen thì mình nhìn nó dễ lắm. Thể hiện ra bên ngoài rất dễ nhìn. Ví dụ như mào tái chú nó không đỏ, cụp xuống. Mào không tươi, kiểu mào thếu oxy.

Gà thì có triệu chứng hen khẹc vì đứng ngay tại vườn đã nhìn được những con vẩy mỏ. Và nhìn kỹ hơn thì thấy một số con mào tái. Theo chuyên gia thì bệnh CRD là một bệnh truyền nhiễm xuất hiện phổ biến trong chăn nuôi tập trung.

Tác nhân gây bệnh hen là một loại vi khuẩn. Bệnh này thì các bạn phải nhớ rằng là vi khuẩn gây bệnh có săn ở trong cơ thể của con gà. Chứ không phải là xâm nhập từ bên ngoài vào. Thế nên là khi mà sức đề kháng của con gà giảm thì vi khuẩn nó sẽ bội nhiễm lên và gây bệnh.

Cho nên CRD là bệnh đi liền với môi trường sống thay đổi thì sẽ làm cho con gà bị bệnh. Như vậy là anh Tư đã chẩn đoán đúng bệnh trên đàn gà. Tuy nhiên theo chuyên gia anh chưa xác định rõ được nguyên nhân. Nên việc phòng trừ chưa phát huy hiệu quả.

Nên xem:   Khắc phục lợn bị cảm lạnh hoặc tụ huyết trùng

Các nguyên nhân bệnh CRD ở gà

Bệnh hen có thể xảy ra trên đàn gà do các nguyên nhân sau đây:

-Mật độ nuôi không đảm bảo

-Đều kiện vệ sinh chuồng nuôi kém

-Chăm sóc nuôi dưỡng không đạt yêu cầu

-Điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thất thường

Chuyên gia cho rằng có thể loại bỏ nguyên nhân do mật độ chuồng nuôi. Bởi anh Tư đã tuân thủ theo đúng mật độ nuôi mà chuyên gia khuyến cáo từ đầu vụ.

Tiếp đó chuyên gia tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh chuồng nuôi. Chuồng xuất hiện mùi hôi khó chịu. Không thể tránh được mùi vì thời tiết nóng là điều kiện thuận lợi nhất để cho vi khuẩn phát triển.

Thời tiết nắng nóng, chuồng trại thường phát sinh mùi hôi. Thêm đó phân gà thải ra có chứa một hàm lượng lớn vi khuẩn. Chúng hoạt động mạnh hơn khi thời tiết nắng nóng. Vì thế anh Tư đã sử dụng đệm lót sinh học đúng theo hướng dẫn.

benh crd o ga

Nhưng mùi hôi phát sinh từ khu chuồng vẫn rất nhiều. Theo chuyên gia thì đây là một lý do khiến đàn gà nhiễm bệnh. Khi điều kiện của mình nuôi ở trong một khu gọi là chuồng kín được điều hòa bằng hơi nước.

Thì khí độc được thổi ra ở một đầu rồi. Gà ăn uống tốt, khỏe mạnh thì cũng có những con bị chứ không phải không bị. Nhưng mà nuôi ở trong chuồng kín là sẽ đỡ hơn. Như cách làm của anh Tư là đã giải quyết được tương đối tích cực. Nhưng mà cũng không thể tránh khỏi được.

Như vậy là không thể loại trừ nguyên nhân gà bị bệnh do điều kiện chuồng nuôi ô nhiễm.

Kiểm tra công tác nuôi dưỡng

Tiếp theo chuyên gia sẽ tiến hành kiểm tra công tác tổ chức nuôi dưỡng. Chủ yếu thông qua việc đánh giá chất lượng thức ăn và mức độ tăng trưởng của đàn gà.

Gà nhà anh Tư đang cho ăn cám gà choai với độ đạm 19. Theo chuyên gia cho ăn ở mức độ đạm cao 19 là được rồi. Nhưng thông thường gà tuổi này người ta thường bố trí ở đạm 18. Mình cho ăn 19 thì sẽ tốt hơn, như vậy là được.

Như vậy anh Tư đã sử dụng đúng loại thức ăn theo đúng độ tuổi của gà. Sau đó chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá mức độ tăng trưởng của gà thông qua việc cân đo trọng lượng.

Gà mái ở độ tuổi này dao động từ chín lạng cho đến cân mốt. Gà mái thì đạt còn gà trống một số con bj hen là thấp. Nếu không bị thì sẽ được cân tư, cân hai. Như vậy từ việc kiểm tra hai yếu tố về thức ăn thông qua chất lượng thức ăn và tốc độ phát triển của gà. Có thể thấy rằng anh Tư vẫn tổ chức chăn nuôi gà khá tốt. Vì thế nguyên nhân này có thể được loại trừ.

Nên xem:   Lợn bỏ ăn, co giật rồi chết

Ảnh hưởng do điều kiện thời tiết

Tiếp theo chuyên gia sẽ xét đến nguyên nhân cuối cùng là do điều kiện thời tiết. Tại thời điểm kiểm tra nền nhiệt độ khu vực nhà anh Tư luôn ở mức cao. Có thời điểm lên đến bốn mươi độ C. Khi nóng gà thường giảm khả năng hấp thu và tiêu hóa thức ăn, giảm sức đề kháng. Đây là cơ hôi tốt để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh cho đàn gà.

Bệnh phát sinh thì bây giờ cái biện pháp mình phải khống chế bằng cách là đưa thuốc vào. Đưa thuốc điều trị vào, cải thiện môi truòng nuôi. Thế rồi là nâng dinh dưỡng, thế rồi là phun sát trùng. Chỉ bằng cách ấy thôi không có cách nào khác được.

Để mình dùng các biện pháp để cản trở các điều kiện bất lợi của thời tiết. Sau đây là phác đồ chi tiết chuyên gia đưa ra để khắc phục bệnh cho đàn gà:

-Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, làm đệm lót sinh học trong chuồng gà

-Che chắn chuồng trại tránh gió lùa

-Dùng CHLORAMPHENICOL, liều lượng 1 mg/10kgP

-Kết hợp với ESB3, liều 1 g/10kgP hòa nước cho gà uống.

-Cho gà uống thuốc B-COMPLEX + thuốc bổ gan thận

Liệu trình điều trị ba đến năm ngày liền.

Các biên pháp để gà ít bị mắc bệnh CRD

Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị cho bầy gà anh Tư cần thêm các giải pháp hạ nhiệt. Bằng cách lắp đường ống phun mái làm mát khu nuôi. Đồng thời lắp mới thêm hệ thống quạt để không khí trong khu nuôi luôn được thay mới.

Cải thiên vệ sinh bằng cách định kỳ thay chất độn nền. Bổ sung chế phẩm vi sinh trên nền đệm lót khi phát sinh mùi hôi thối. Đặc biệt về chế độ dinh dưỡng chuyên gia cũng có những lưu ý cho anh Tư.

Mình sẽ cho ăn sớm vì mình nuôi mùa hè là nó ăn sớm thì sẽ ăn được nhiều. Chứ nếu mà nắng quá là nó sẽ không ăn được mấy. Nếu như tốc độ ăn của gà mà trong khoảng hai tiếng rưỡi mà nó hết thì coi như rất là đẹp.

Nghiên cứu cho thấy nhiệt độ cơ thể của gà có thể tăng bảy đến mười hai phần trăm sau hai giờ cho ăn. Việc trao đổi chất trong cơ thể làm tăng phần lớn nhiệt độ. Vì vậy chuyên gia khuyến cáo anh Tư nên cho ăn vào buổi sáng sớm, chiều mát và ban đêm.

Tránh khung giờ cao điểm từ chín đến mười lăm giờ. Ngoài ra để nâng cao sức đề kháng cho đàn gà anh cũng cần bổ sung vit C, điện giải, đường vào thức ăn và nước uống.

Chuyên gia: Quang Hưng

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận