Hướng dẫn nuôi cầy hương sinh sản

Nuôi cầy hương cũng như những mô hình chăn nuôi khác. Cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng điểm khác biệt là áp lực về dịch bệnh, thị trường. Thì đổi lại con cầy hương này qua nghiên cứu tìm hiểu kỹ càng thấy rất ổn định.

Giá cầy hương

Bệnh dịch nó cũng ít hơn so với các loại khác và giá cả rồi thị trường nó cũng ổn định hơn. Hiện tại như là giá thương phẩm thì nó khoảng trên dưới hai triệu một cân. Thế còn giá giống thì con khoảng hai đến bốn tháng tùy theo trọng lượng to nhỏ, khỏe mạnh. Có thể là trên dưới mười triệu một con.

Đó là vấn đề về giá cả và thị trường như vậy. Nên bà con thấy hợp lý có thể quyết định đầu tư vào con cây hương này. Tìm hiểu về bản tính, nguyên lý để có phương pháp nuôi thuần dưỡng chúng được. Bà con có nhu cầu tìm hiểu cầy hương, hay nên tìm đến trang trại có uy tín. Và họ làm thật, con giống sinh ra có ngày sinh, có ghi rõ con bố con mẹ số nào. Lịch tẩy giun cho đến tiêm phòng bệnh.

Chuồng nuôi cầy hương

Vấn đề làm chuồng thì trải qua rất nhiều giai đoạn và rất nhiều mẫu chuồng. Cuối cùng đúc rút lại được những chuồng vừa ý, vừa phù hợp. Các bạn nên nhớ chuồng nuôi khác, chuồng nhốt khác.

Chuồng nuôi thì phải đạt những tiêu chuẩn, tiêu chí ví dụ như sinh hoạt. Đi vệ sinh có thể lọt được xuống, thế nhưng mà con nhỏ không được lọt. Đấy là những chi tiết rất cần thiết. Chuồng cũng nên quay kín để các con không nhìn thấy nhau. Và không cắn được nhau khi ở hai chuồng sát cạnh.

Chuồng nên cao khoảng một mét hai và như những mẫu chuồng trước thì lưới quanh. Sàn chuồng phải bằng gỗ. Nếu như sắt thép hoặc xi măng có tính chất ăn mòn nhiều hơn . Một số trang trại có chân con cầy, chồn nứt nẻ là do vấn đề ở sàn.

cay huong

Sàn chuồng thì cách mặt đất sáu mươi phân và được xây go lại bằng một hàng gạch ở dưới. Trong đó có rải vôi bột, tro và vệ sinh sạch sẽ. Như vậy sẽ không có mùi và luôn được khô ráo.

Thức ăn cho cầy hương

Như ở trang trại một ngày cho ăn hai bận, sáng phụ và tối chính. Phần thức ăn của trang trại cho cầy chủ yếu là thực vật như chuối hoặc các loại hoa quả. Ngoài ra thì bổ sung thêm các thức ăn động vật như đầu gà, cổ , . Đấy là những thức ăn thông thường.

Có những con mà thời điểm đặc biệt thì cho ăn thêm cả trứng vịt lộn. Chuối thì bà con cũng nên mua loại mà nó đảm bảo chất lượng và độ chín vừa tới. Khi mà cho ăn quả chuối chín nẫu quá sẽ không tốt. Làm sao mà cảm nhận chúng ta ăn được thì mới cho cầy hương ăn được.

Nên xem:   Cách nuôi Kỳ Đà, mô hình nuôi kỳ đà hiệu quả cao

Thức ăn phải luôn luôn kiểm soát tốt, cẩn thận trong vấn đề thức ăn. Nếu mà chăm để mất vệ sinh từ máng ăn, uống không sạch. Thì con cầy hương rất dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa. Cho nên là vấn đề thức ăn phải kiểm soát thật tốt, đảm bảo sạch, an toàn. Thì con cầy mới có thể phát triển khỏe mạnh bình thường được.

Đảm bảo an toàn vệ sinh

Cái máng nếu mà chúng ta chăm phơi nếu trời nắng thì rất an toàn. Cộng với thức ăn kiểm soát tốt, an toàn. Nuôi được con cầy tốt thì nguồn thức ăn là chính nhất. Chính là tiêu chí tốt nhất để đảm bảo con cầy phát triển hay không.

Về phần cháo chúng ta cũng nên kiểm soát vấn đề thức ăn nấu cháo. Cá thì nên tìm những nguồn sạch và đầu cổ gà cũng nên lấy ở chỗ tin tưởng. Không lấy chỗ gà bệnh hay để thiu nhiều ngày rồi. Để bệnh tồn dư đó không lây sang con cầy. Những thức ăn gì mà cảm thấy chúng ta ăn được thì mới cho cầy.

Nuôi cầy hương sinh sản

Nuôi cầy sinh sản cũng không phải là khó. Bà con chỉ cần chú ý vấn đề là chăm nó là có thể nuôi sinh sản được. Ta cũng có chế độ chăm sóc riêng từ gần gũi, vuốt ve, rồi mình chăm thức ăn. Khi mà nó đến thời điểm động dục thì ta cũng có một chế độ ăn khác.

Và để ý thật kỹ để tránh bị nhỡ lứa khi mà có dấu hiệu. Kiểm tra kĩ rồi thì ta thả con đực vào, sau thời gian giao phối vài ba ngày. Chúng ta cảm thấy được rồi thì tách ra và chăm sóc con mẹ này với chế độ riêng.

cay huong

Cho ăn đầy đủ để trong quá trình cầy hương mang thai. Và gần đến ngày đẻ ta lại quan tâm nhiều hơn. Và đáp ứng các yếu tố lồng, ổ đẻ tốt, để chúng đẻ một cách an toàn.

Dấu hiệu cầy động dục

Một con cầy có thể từ khi sinh ra cho đến lúc mà động dục được, sinh sản đươc. Thông thường ở trang trại sẽ rơi vào khoảng trên dưới mười hai tháng thì sẽ có các dấu hiệu. Trong quá trình đó chúng ta phải chú ý đến nhiều hơn để phát hiện được dấu hiệu động dục.

Biểu hiệu của chúng là biếng ăn, thậm chí có những con bỏ ăn. Thứ hai là chạy nhảy, có biểu hiệu phá chuồng. Thứ ba là ở bộ phận sinh dục nó to ra, hồng lên. Chúng ta để ý nhất là vào dấu hiệu thứ ba này là quan trọng nhất.

Có nghĩa là nhìn bộ phận sinh dục thấy nở ra, to ra mưng lên là dấu hiệu rõ ràng nhất. Còn dấu hiệu kia là có thể biểu hiện thôi, có những con phát ra những tiếng kêu lạ. Ta nhìn những yếu tố đó để biết sớm được con cầy động dục.

Nên xem:   Kỹ thuật nuôi và ấp trứng Ruồi Lính Đen
cay huong

Khi nhận biết được rồi thì ta nên ghép con đực. Ta nên chăm sóc cả hai con thật tốt, sau ba đến bốn ngày lại tách ra để chăm sóc tốt tiếp cho những lứa tiếp. Và quá trình phối giống thì chúng ta cũng nên quan sát để ý xem là nó phối nhiều hay ít. Để mình làm cơ sở căn cứ khẳng định, cảm nhận được nó đã thụ thai được hay chưa.

Con cầy mẹ có chửa trong khoảng thời gian trên dưới hai tháng, từ năm tư đến năm mươi tám ngày. Trong lúc sinh thì ta nên lót ổ thực sự cẩn thận, ngoài chuồng thật sự an toàn. Để đảm bảo cầy mẹ nuôi con tốt hơn.

Lót ổ đẻ

Ổ thì ta nên đóng theo hộp vuông, kín, để an toàn. Sau khi đẻ lại nhấc ra rồi vệ sinh. Sau khi sinh nở khoảng hai tháng là có thể tách được con. Sau khi ba đến bốn mươi ngày là chúng có biểu hiện tập ăn, ta tách ra để nuôi riêng.

Sau đó từ hai đến ba mươi ngày con mẹ lại có dấu hiệu đi đực trở lại. Ta lại chú ý quan sát để tách ra cho lứa tiếp theo.

Dinh dưỡng cho cầy sinh sản

Cầy không ăn rau chúng chỉ ăn các củ quả như đu đủ, dưa hấu, thanh long. Dừa tươi, khoai lang, sắn hoặc các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Như chuột, rắn, ếch, cá sống, thịt gà, thịt heo, trứng. Với những con cầy mẹ còn được bổ sung thêm canxi và thức ăn đặc biệt.

Đối với cầy sinh sản thì trong thời gian mà nó mang thai. Thì bà con có thể bổ sung cho nó nhiều chất đạm, nhiều thịt. Và có thêm những dưỡng chất và đặc biệt là canxi để cho con cầy nó đủ chất. Thì gần như là trong quá trình mà nó nuôi con thì 100 % nó được bú sữa mẹ.

Canxi thì có thể một là trộn thêm vào thức ăn, hai là mình pha nước cho nó uống trực tiếp. Cầy mà đang được ghép đôi thường thường thì sẽ cho thêm trứng vịt lộn liên tục.

Mười tháng cầy sẽ được ghép đôi phối giống. Cầy độ này có bộ vuốt sắc bén, thân hình khỏe mạnh, trọng lượng từ mười cân trở lên. Đây là độ tuổi cầy trưởng thành có tỷ lệ thụ thai cao. Những con không cùng huyết thống sẽ được ghép cặp.

Cầy sinh sản có sức khỏe tốt có thể đẻ từ bốn đến năm con. Để khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, chống chịu biến đổi khí hậu. Những con cầy này sẽ được uống mật ong và B complex theo định kỳ.

Dinh dưỡng phòng bệnh

Sử dụng thêm tất cả các thuốc bổ trợ như là B complex. Khi pha vào nước thì gần như là một tuần hai lần và mật ong. Thì nó sẽ giúp cho con cầy tăng sức đề kháng vì trong đó có rất nhiều chất. Nó sẽ giúp cho con cầy hương phát triển khỏe mạnh hơn và ít bệnh tật.

Nên xem:   Kỹ thuật nuôi nhím cho người mới bắt đầu

Vào mùa hè nắng nóng thì chúng hay mắc phải những bệnh như đi ngoài… Ta cũng chủ động phòng bệnh bằng quả ổi xanh, thứ hai là quả sung, quả ngõa. Tất cả những quả có vị chát thì thường xuyên bổ sung cho con cầy hương cho nó ăn. Tất cả những quả này gần như phòng bệnh về đường đi ngoài rất tốt.

Bản thân của nó thì sức đề kháng cực kỳ tốt, bà con mà ít kinh nghiệm mới nuôi về. Thì có thể tiêm một mũi bảy trong một của chó. Thì gần như là trong quá trình chăn nuôi nó không bị bệnh.

Lưu ý chọn cầy hương giống

Lời khuyên cho bà con khi mua giống, bà con có nhu cầu chăn nuôi không nên vội vàng. Cần tìm hiểu thật kỹ và nên đến trại tham khảo lựa chọn con giống. Những con cầy đi nhanh nhẹn, không bị thương tật, mắt sáng hiền lành. Có nguồn gốc ngày sinh tháng đẻ, có bố mẹ đầy đủ, lịch tiêm phòng rõ ràng.

cay huong

Bà con tìm mua con giống của trang trại đẻ ra thì khi về sẽ dễ chăm hơn. Ba bước để có con giống tốt, đạt chuẩn. Thứ nhất là quan sát bằng mắt thường con giống phải nhanh nhẹn, khỏe mạnh, mắt tròn sáng to. Không bị thương tật bất cứ chỗ nào, cẩn thận hơn bà con cho ăn thử một chút.

Ví dụ như cho ăn chuối, nếu cầy ăn bình thường, đi phân khô cứng khuôn là được. Thứ hai trang trại có giấy tờ đầy đủ chính tên chính chủ của là tốt nhất. Như giấy cấp mã số nuôi động vật hoang dã, khi mua bà con cần được cung cấp bản kiểm kê lâm sản. Cũng như hóa đơn và giấy tờ cam kết có liên quan đến quá trình mua bán.

Nguồn gốc rõ ràng

Thứ ba con giống khi mua về phải được trang trại bảo đảm bảo hành trong thời gian đầu. Ít nhất là 3 tuần hoặc một tháng. Nếu liên kết được với những trang trại có kỹ thuật chuyên sâu, được giúp kỹ thuật thì sẽ thành công.

Đặc biệt lưu ý để có con giống tốt và quá trình chăn nuôi dễ dàng hơn. Tránh mua phải con giống ủ bệnh, hay chồn rừng. Chúng ta phải tìm hiểu thật kĩ càng, đến tận nơi, tận trang trại nhìn quy mô cơ sở. Và người ta chăm sóc đẻ ra được tại chỗ thì về nuôi sẽ dễ nuôi hơn. Thay vì vội vã không có kinh nghiệm mua phải hàng buôn hoặc hàng rừng.

Với những kiến thức cơ bản trên đây. Mong rằng bà con sẽ có hướng đi thật đúng đắn nếu chuẩn bị nuôi cầy hương. Áp dụng những kinh nghiệm được chia sẻ trên đây chắc chắn sẽ thành công.

Theo: Thủy Tiên

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận