Vịt giống Lan chi – Giống vịt orvia lan chi

Theo Vân Nam/Báo Đồng Nai

Vào giữa thập niên 1980, trên những cánh đồng của huyện Thủ Đức (nay là quận 9, TP.Hồ Chí Minh) mọi người thường bắt gặp một cậu bé hơn 10 tuổi lùa đàn vịt chạy đồng từ đám ruộng này qua đám ruộng khác. 20 năm sau, cậu bé ấy đã trở thành ông chủ trang trại vịt có tiếng ở miền Đông Nam bộ.

Anh Lương Tám Hà, cậu bé chăn vịt ngày trước nay đã là ông chủ trại vịt giống lớn ở xã An Phước, huyện Long Thành. Đưa chúng tôi đi tham quan trang trại, anh Hà tâm sự: “Chăn nuôi vịt gần như ngấm vào máu tôi từ lâu, nếu không nuôi vịt tôi nghĩ mình cũng không biết làm nghề gì khác. Tôi “rành” vịt đến mức chỉ cần nghe tiếng vịt kêu là có thể đoán biết đàn vịt đó khoảng mấy tháng tuổi và mỗi con nặng khoảng bao nhiêu”.

Năm 2005, anh Hà đến xã An Phước lập trang trại chăn nuôi. Thời gian đó đang là lúc dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh. Nhưng nhờ vào phương pháp chăn nuôi mới và quản lý tốt dịch bệnh được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận nên đàn vịt giống của anh Hà mới tránh khỏi bị tiêu hủy. Trang trại của anh rộng 3 hécta được xây dựng khá bài bản, chia thành 4 khu chăn nuôi khác nhau dành cho các loại vịt như: hậu bị, vịt đẻ, vịt con và vịt thịt. Chăn nuôi vịt theo phương pháp khép kín (từ tạo đàn vịt hậu bị đến vịt thương phẩm) nên mức đầu tư hạ tầng khá cao, tổng số vốn anh Hà bỏ ra lên đến 2,7 tỷ đồng. 

Nên xem:   Trung tâm Giống cây trồng Nam Định: "Địa chỉ đỏ" của nông dân

Anh Hà cho biết, sở dĩ mức đầu tư cao do đây là trại nuôi vịt giống, vịt không thả ra môi trường bên ngoài (sông hoặc ruộng) nên phải tạo môi trường gần như tự nhiên để vịt có nơi hoạt động. Quả thực, đàn vịt đẻ giống ở trang trại anh Hà trông khá bắt mắt, vịt đẻ có trọng lượng trên 4 kg/con, vịt trống từ 5 – 6kg/con. Anh Hà cho hay, đàn vịt của anh là giống vịt Supper M2 được mua từ Viện Giống quốc gia. Giống vịt Supper M2 có trọng lượng cũng như thời gian lớn nhanh nhất hiện nay, vịt nuôi 70 ngày đạt bình quân 3,5 kg/con, trong khi đó những giống vịt khác như Anh Đào, Hòa Lan chỉ đạt 3 kg/con. “Trong chăn nuôi, khâu giống là rất quan trọng, 60% lời hay lỗ do con giống quyết định, người chăn nuôi có lãi thì họ mới mua vịt giống của mình. Chính vì vậy, công việc tuyển lựa vịt hậu bị tôi thực hiện rất nghiêm ngặt. Đàn vịt hậu bị có tốt thì vịt bố mẹ sau này mới tốt và chất lượng vịt giống đạt cao” – anh Hà nói. Không chỉ tuyển lựa kỹ đàn vịt hậu bị và vịt bố mẹ mà ngay khi giao vịt giống cho khách hàng, anh cũng lựa chọn khá kỹ, những con vịt hơi yếu anh đều cho giữ lại trại nuôi để đảm bảo uy tín. Nhờ vậy, vịt giống của anh không chỉ có tiếng ở miền Đông Nam bộ mà còn lan xuống cả miền Tây và cạnh tranh khá tốt với những lò vịt ở đây, nơi được xem là “thủ phủ” nuôi vịt.

Nên xem:   Mô hình trồng khoai lang Nhật - Chi phí trồng khoai lang Nhật

Với hơn 1.500 con vịt bố mẹ, mỗi tháng anh Hà xuất trên 10 ngàn con vịt 1 ngày tuổi, những lúc cao điểm lên đến hơn 20 ngàn con. Ngoài cung cấp vịt giống, trang trại của anh cũng duy trì khoảng 2.000 con vịt thịt. Chỉ tính riêng tiền bán vịt giống, mỗi tháng anh Hà cũng có thu nhập trên 100 triệu đồng.

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận