Cách kích thích lan hồ điệp ra rễ? Tuổi thọ, cách kích rễ và chăm sóc lan hồ điệp

Lan hồ điệp là loài hoa lan quý, nở hoa đẹp với kích thước to đa dạng màu sắc. Vì vậy nhiều người thích trồng và chăm sóc loài hoa này để trang trí, làm quà tặng,…. Tuy nhiên, trong khi trồng nhiều bạn gặp phải trường hợp lan hồ điệp không ra rễ. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn cách kích thích lan hồ điệp ra rễ hiệu quả nhất!

Nguồn gốc của lan hồ điệp

cách kích thích lan hồ điệp ra rễ

Lan hồ điệp có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á. Theo các thông tin nó xuất hiện nhiều ở trên dãy núi Himalaya và nhiều dãy núi khác ở Philippines.

Qua nhiều giai đoạn giống lan này đã được lai tạo và tạo ra nhiều loại lan khác nhau. Hiện nay có một số nước chuyên trồng loại cây này như: Trung Quốc, Đài Loan,…

Theo tài liệu, ở Việt Nam hiện nay trong giống lan hồ điệp có khoảng 70 loài, thuộc 44 chủng loại khác nhau. 

Ý nghĩa của lan hồ điệp

Nếu bạn là người yêu thích hoa thì có lẽ sẽ biết đến ý nghĩa của lan hồ điệp. Trong tình yêu nó tượng trưng cho tình yêu bền vững. Người ta tin rằng khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt của lan hồ điệp cũng giống như tình yêu vững chắc khi trải qua nhiều thử thách.

Bên cạnh đó những đường thẳng đối xứng trên cánh hoa cũng biểu tượng sự vẻ đẹp hoàn mỹ cũng như sự hoàn hảo của con người. 

Trong thời đại Victoria của nước Anh người ta coi hoa lan hồ điệp là sự biểu tượng cho sự sang trọng và sung túc. Tại Nhật Bản cổ đại, loại hoa này được dùng trong hoàng gia để biểu tượng cho sự giàu có và quyền lực.

Đặc điểm chung của lan hồ điệp

Lan hồ điệp có tên khoa học là Phalaenopsis, nó thuộc ngành thực vật hạt kín và được biết đến như một loài hoa đẹp và bền nhất trong tất cả các loài hoa. Nó là loại thực vật đơn thân, lá to và mọc sát nhau, khá dày. Từ nách lá sẽ phát triển thành những cuống hoa có độ dài khoảng 50cm hướng lên khỏi chậu. 

Những bông hoa của lan hồ điệp mọc từ cành. Mỗi bông hoa có 3 lá hoa khác nhau, xoè rộng và rất rực rỡ. Môi hoa cong, thoạt nhìn bạn có thể tưởng tượng ra đây chính là hình ảnh của một chú bướm. 

Đặc điểm về rễ của lan hồ điệp

Rễ của lan hồ điệp được chia thành các phần khác nhau. Có một phần lõi bên trong cùng, phần này rất cứng và có nhiệm vụ dẫn lưu các chất dinh dưỡng. Lớp bên ngoài của rễ không có khả năng thấm nhưng lại có thể lấy được nước, các chất dinh dưỡng và oxy để nuôi dưỡng cây.

Nên xem:   Cách chiết cành KHẾ ra rễ cực nhanh

Nếu bạn chú ý thì có thể nhận biết được tình trạng của bộ rễ. Nếu bộ rễ có màu xanh lục hoặc màu đỏ, phần xanh ở đầu của rễ càng dài thì tốc độ mọc của rễ sẽ càng nhanh. Ngược lại đối với những rễ đã bị héo, chuyển sang màu vàng úa đồng nghĩa với việc cây sắp chết.

Vai trò của rễ lan hồ điệp

Trước khi tìm hiểu cách kích thích lan hồ điệp ra rễ thì chúng ta cần biết được bộ rễ quan trọng như thế nào đối với cây. 

  • Rễ giúp hấp thụ nước và chất dinh dưỡng cho cây: cây kém phát triển thậm chí là chết nếu không có đủ nước. Trong trường hợp rễ hoa lan khô nó sẽ có màu trắng. Và sẽ chuyển ngay sang màu xanh nếu được hút đủ nước.
  • Giúp cây có thể trụ vững, không bị gió làm đổ, gãy: các rễ gió ở bên trên không có khả năng hút nước nhưng nó có khả năng bám dính tốt, giúp cho cây vững chắc hơn.
  • Rễ còn là nơi quang hợp. Nếu bạn để ý thì thấy rễ của lan cũng có màu xanh lục nếu được trồng trong chậu. Bởi trong rễ của nó cũng như lá cây, có chứa chất diệp lục.
  •  Bộ rễ lan hồ điệp là nơi dự trữ chất dinh dưỡng, giúp nuôi dưỡng và duy trì sự sống tạm thời cho cây những lúc không được chăm sóc đầy đủ.
  • Cơ quan trao đổi khí: lan hồ điệp là loài hoa thích được tiếp xúc nhiều với không khí trong lành. Chính vì vậy nếu trồng hoa trong chậu bên nên chọn những loại có nhiều ô thoáng để rễ có thể tiếp xúc với không khí nhiều hơn.

Nguyên nhân gây rễ kém phát triển

cách kích thích lan hồ điệp ra rễ

Có nhiều bạn thắc mắc rằng tại sao đã chăm sóc kỹ lan hồ điệp mà rễ kém phát triển. Vậy nguyên nhân là gì?

Do giá thể trồng lan 

Lan ra rễ kém rất có thể là do giá thể trồng. Than có thể có chứa nồng độ quá mặn, không thích hợp để rễ có thể phát triển tốt. Để khắc phục vấn đề này các bạn có thể chuyển lan sang giá thể mới hoặc xả nước nhiều lần để trung hòa độ mặn.

Sử dụng chất hoá học quá sớm

Sử dụng chất hoá học sớm là một trong những nguyên nhân khiến rễ của lan kém phát triển. Khi rễ còn non, nếu vội vàng sử dụng phân bón hoá học sẽ khiến rễ cây bị cháy lại.

Nếu gặp phải trường hợp này, các bạn nên tưới nước thường xuyên. Tuyệt đối không bón thêm phân và không sử dụng thêm chất hoá học cho đến khi lan phát triển được rễ.

Hay di chuyển và thay đổi vị trí trồng lan

Thay đổi môi trường sống là một trong những yếu tố khiến rễ của lan không phát triển. Cây cần có thời gian để thích nghi với môi trường sống mới và phát triển rễ. Mỗi khi thay đổi vị trí có thể mất đến 6 tháng lan mới tiếp tục phát triển rễ. 

Ngoài ra, việc thường xuyên di chuyển, đổi chậu có thể làm gãy nhưng rễ còn non và yếu, khiến rễ càng ngày càng ít lại.

Ghép lan trên những thân gỗ không vững

Nếu bạn ghép lan trên những thân gỗ mà không cố định vững chắc thì rất có thể lan sẽ bị rơi ra khỏi giá ghép. Việc thường xuyên bị gió tác động khiến cho rễ cây không thể bám và kém phát triển.

Chậu trồng quá nóng

Đây là lỗi thường gặp phải đối với những bạn mới chơi lan. Khi trồng lan vào những chiếc chậu đất kín, gặp thời tiết nóng bức sẽ khiến cho rễ cây nóng và cháy. Chính điều này khiến lan không thể phát triển. Chính vì vậy các bạn nên trồng lan vào những chậu có nhiều lỗ hổng, để cho rễ của lan có thể lấy không khí, tản nhiệt.

Nên xem:   Trung tâm Giống cây trồng Nam Định: "Địa chỉ đỏ" của nông dân

Lan mang mầm bệnh

Khi lan mang mầm bệnh sẽ khiến rễ cây khó có thể phát triển. Có những cây đã ra rễ nhưng lại bị phá hoại bởi những sâu bệnh, côn trùng gây hại. 

Cách kích thích lan hồ điệp ra rễ

Trong trường hợp mới mua lan về hoặc chăm sóc sai cách khiến rễ kém phát triển thì các bạn có thể sử dụng chất kích thích ra rễ Auxin NAA 99%.

Cách pha dung dịch kích thích ra rễ

Có 2 loại Auxin NAA: một loại ít tan trong nước và một loại tan tốt trong nước. Đối với loại ít tan trong nước các bạn có thể hoà với kiềm theo 2 cách như sau:

  • Cách 1: Lấy 200ml đến 300ml nước, hoà tan khoảng 1 thìa cà phê NaOH, thu được dung dịch kiềm loãng. Sau đó cho khoảng 1 đến 2 gam NAA vào dung dịch kiềm loãng vừa pha. Khuấy hoặc lắc cho đến khi tan hoàn toàn. Tiếp đó bạn có thể cho thêm nước vừa đủ dùng vào dung dịch vừa thu được.
  • Cách 2: Hoà tan 1 vài thìa Backing Soda hoặc muối Nabica vào một lượng nước nóng vừa đủ. Khuấy cho đến khi bột tan hoàn toàn. Tiếp đó hoà tan NAA vào dung dịch vừa pha cho đến khi tan hết. Sau đó mới cho thêm nước nguội đúng theo quy định.

Quy trình thực hiện 

Thời gian nhúng rễ vào dung dịch phụ thuộc vào nồng độ của chất kích thích có trong dung dịch.

  • Với NAA có nồng độ khoảng 4000 đến 6000 ppm, tương ứng với khoảng 4-6 gam/ 1 lít nước thì nhúng rễ từ 3 đến 5 giây rồi nhấc ra.
  • Với NAA có nồng độ 50 đến 150 ppm, tương ứng với 1-2 gam/ 20 lít nước thì ngâm rễ trong dung dịch khoảng 1 giờ. Bạn có thể chia làm 2 lần ngâm, mỗi lần khoảng 30 phút. Sau khi nhấc ra lần 1, để cho rễ khô ráo và ngâm tiếp vào dung dịch lần 2. Sau khi ngâm bạn sẽ thấy rễ căng mọng vì được hút đủ nước.

*Chú ý: Trước khi ngâm rễ vào dung dịch thuốc kích thích thì bạn nên để cho rễ khô ráo. Không nên pha quá nồng độ hoặc ngâm quá số thời gian cho phép, việc này có  thể ức chế sự phát triển của rễ.

Chuẩn bị chậu cho rễ cây phát triển tốt nhất

Lan hồ điệp để trồng và chăm sóc cây tốt nhất thì phải chọn chậu phù hợp. Đây là khâu người trồng hoa cần lưu ý. Khi chọn chậu phải chọn loại có kích thước tương thích với độ lớn của cây. Chọn chậu quá lớn hoặc quá nhỏ so với cây đều không tốt. Một chậu đỡ vừa vặn sẽ giúp cây có môi trường phát triển tự nhiên, phần rễ bám chắc và tươi tốt hơn.

Điều này còn giúp cây tránh ra lá mà không ra hoa. Bạn nên chọn loại chậu đất nung để lan phát triển hiệu quả. Nhưng lưu ý là trước khi trồng lan hồ điệp vào nên ngâm chậu trong thau nước, cho chậu ngậm nước no. Sau đó mới đem trồng lan. Với cách này lan sẽ phát triển rất nhanh, ít sâu bệnh và sớm ra hoa hơn.

Cách chăm sóc lan hồ điệp nhanh ra rễ

cách kích thích lan hồ điệp ra rễ

Cắt toàn bộ rễ cây hỏng để lan hồ điệp phát triển

Lan hồ điệp khi chăm sóc không ai mong muốn cây hoa lan của mình bị sâu bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc lan đôi khi phải đối mặt với những rủi ro. Bạn nên nhớ cây lan hấp thụ các chất dinh dưỡng qua rễ và lá.

Nên xem:   Nhân giống lan hồ điệp "đơn giản" mà hiệu quả ngay tại nhà

Phần rễ đóng vai trò quan trọng nhất. Cũng như nhiều loại lan khác, rễ hồ điệp có nấm cộng sinh, cây phải dựa vào nấm để sinh trưởng, do hạt không có nội nhũ.

Trong quá trình chăm sóc, tưới nước, bón phân bạn phải cẩn thận phần rễ. Nếu một ngày đột nhiên bạn phát hiện rễ của lan hồ điệp hư hỏng quá nhiều. Chúng có dấu hiệu sẽ bị thối rữa theo thời gian, người ta còn gọi đây là triệu chứng thối rễ ở lan hồ điệp.

Vậy lúc này cần cắt toàn bộ rễ cây đã hỏng này. Đây là cách duy nhất để “cứu” lấy cây hoa lan hồ điệp nhanh nhất.

Cách làm như sau:

Đầu tiên hãy nhẹ nhàng lấy cây lan ra khỏi chậu. Tiếp theo dùng kéo để cắt đi toàn bộ rễ thối, kể cả các rễ hoa đã có dấu hiệu bị dập, gãy. Dùng keo, hoặc vôi để bôi vào vết vừa cắt. Cộng thêm bỏ vào đáy chậu một ít xốp.

Khi cây hồ điệp mới bị cắt toàn bộ rễ hư hỏng nó sẽ khó để đứng vững trong chậu. Lúc này, dùng miếng xốp cắt vừa vặn để bên dưới rễ cây.

Cho cây lan lên cục xốp và dùng dây buộc lại. Khi buộc lưu ý cố định cây với chậu sao cho cân bằng. Để khi cầm chậu cây lan sẽ không bị lung lay. Khi mới cắt rễ hư và cố định lan trong chậu xong. Bạn tuyệt đối không tươi nước, không để cây ngoài trời mưa.

Nếu để ướt phần rễ còn lại sẽ bị thối, hư hỏng, khó ra rễ mới. Vì thế, bạn nên đặt lan hồ điệp ở vị trí khô ráo. Sau khoảng 3 ngày thì tưới đẫm nước cho hoa 1 lần.

Đồng thời để kích thích rễ mới phát triển mạnh. Có thể dùng các loại thuốc kích thích tăng trưởng như Atonic, K/H…pha với nước tỉ lệ thích hợp.

Ngoài ra bạn có thể dùng phương pháp phun sương hàng ngày. Với cách làm trên, rễ mới của lan sau vài tuần sẽ nhú ra. Lúc này đổ thêm ít đất hoặc than vào. Khoảng 2 tháng sau cây sẽ phát triển khỏe mạnh bình thường!

Lan hồ điệp sống được bao lâu?

cách kích thích lan hồ điệp ra rễp

Tuổi thọ của lan hồ điệp phụ thuộc rất nhiều vào loài và cách chăm sóc lan. Đối với giống lan này thì hoa có thể giữ được từ 2 đến 3 tháng. Sau khi nở hoa nó sẽ đi vào thời kỳ nghỉ ngơi. Chúng sẽ chuẩn bị dự trữ năng lượng cho những mùa nở hoa tiếp theo. 

Theo thực tế, lan hồ điệp nếu được chăm sóc tốt thì nó có khả năng sống từ vài năm, thậm chí đến hàng chục năm. 

Những lưu ý khi trồng lan hồ điệp

Lan hồ điệp để cây nở hoa đẹp, tươi được lâu người trồng phải có kinh nghiệm chăm sóc. Không phải ai cũng chăm lan sinh trưởng tốt như ý muốn của mình. Có người chỉ trồng được một vài tháng thì cây chết, hoặc trồng mà không có hoa, lâu ra hoa. Do đó, trước khi có ý định nuôi cây lan, bạn cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản về cây.

Cụ thể như, cách bón phân, tưới nước, tỉa lá, tạo dáng cho cây… Nếu biết cách nuôi dưỡng nó, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng sở hữu những bông hoa lan hồ điệp rực rỡ, dẻo dai. 

Nếu bạn đang trồng lan và gặp vấn đề rễ kém phát triển thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé! Bài viết có rất nhiều thông tin bổ ích về các cách kích thích lan hồ điệp ra rễ hiệu quả và nhanh chóng.

Theo: Nguyễn Hiền

4.5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận