Kỹ thuật trồng CÂY NGŨ SẮC cho 5 màu tươi tắn

Cây ngũ sắc là một trong những loài hoa sở hữu nhiều màu nhất. Nó khiến cho khung cảnh trở nên rực rỡ tuyệt đẹp. Có rất nhiều tín đồ yêu hoa muốn trồng loại cây này. Tuy nhiên để trồng được cây ngũ sắc không phải là điều dễ dàng. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách trồng loại hoa này để có được những chậu ngũ sắc ưng ý các bạn nhé!

Nguồn gốc của cây ngũ sắc

hoa ngũ sắc dùng làm cảnh

Cho đến hiện tại thì không có một thông tin chính xác nào về xuất xứ của loại hoa này. Chỉ biết rằng nó xuất hiện rất sớm và thường được tìm thấy ở trong rừng, ven hồ hoặc ở bên đường. Ngày nay chúng ta có thể bắt gặp nó ở rất nhiều nơi như: sân vườn, ban công, trường học,…

Chính vì sự rực rỡ và đẹp mắt của cây mà những nhà vườn cũng thường ươm trồng loại cây này để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng.

Đặc điểm của cây ngũ sắc

Cây ngũ sắc hay còn được gọi với cái tên là hoa trâm ổi, ổi nho, tứ quý, mã anh đơn,… Sở dĩ nó có cái tên hoa ngũ sắc bởi vì loài hoa này kết thành chùm với nhiều màu sắc. 

Đặc điểm hình thái của hoa ngũ sắc

Loại cây này thuộc dạng thân gỗ, mọc thành những bụi nhỏ khác nhau. Chiều cao trung bình khoảng từ 0,3 đến 2m. Bao phủ toàn bộ thân cây là những chiếc gai nhọn, có lông. Thân cây khi còn non sẽ có màu xanh, càng về già nó sẽ chuyển về màu nâu đậm.

Lá của hoa ngũ sắc có hình trái xoan, ở đầu nhọn, ở cuối lá tròn hoặc hình tim. Lá của cây mọc đối xứng nhau rất đặc biệt. Viền lá có răng cưa như lá của hoa hồng, mặt dưới được bao phủ bởi 1 lớp lông mỏng.

Ở mỗi một bông hoa đơn có 4 cánh khác nhau. Mỗi 1 bông hoa to có rất nhiều màu sắc, chuyển dần từ vàng sang cam rồi sang đỏ. 

Nên xem:   Cây Kim tiền gây độc và những bí mật “chết người” gây sốc

Loại cây này có quả hình cầu, vị thơm như mùi ổi nên nó còn được gọi là cây trâm ổi. Tùy từng địa phương mà sẽ có cách gọi khác nhau. Khi chín quả có màu đen, bên trong có chứa 1-2 hạt khá cứng và xù xì.

Đặc điểm sinh trưởng của hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc có khả năng sinh trưởng và nở hoa quanh năm. Đây là loại cây ưa sáng, sống được trong điều kiện đất ẩm vừa phải. Hoa sẽ có khả năng phát triển và nở rộ nhất vào thời vụ đông xuân. 

Ý nghĩa của cây ngũ sắc

Hoa ngũ sắc là loại hoa tưởng chừng như bình dị, giản đơn nhưng cũng không kém phần rực rỡ. Nó tượng trưng cho sự cân bằng, sự trân trọng. Trong tình yêu nó tượng trưng cho tình cảm khăng khít, mối quan hệ gắn bó và bền lâu.

Ứng dụng của cây ngũ sắc

Cây ngũ sắc không chỉ mang đến vẻ đẹp cho không gian xung quanh mà nó còn có khả năng chữa bệnh. Vậy hãy cùng tìm hiểu ngay thôi nào!

Hoa ngũ sắc dùng để trang trí

Hoa ngũ sắc có màu đẹp mắt lại dễ trồng nên người ta thường dùng để trang trí. Bạn có thể trồng hoa quanh hàng rào để có một rải hoa nhiều màu sắc. Hoặc cũng có thể để trên bàn làm việc, trồng trong sân, trong vườn để điểm tô thêm cho không gian sống của mình.

Chắc bạn cũng đã từng bắt gặp những bông hoa này được trồng trên ban công của những căn hộ chung cư. Để giúp loài hoa này có thể tỏa sáng hơn nữa, nhiều nghệ nhân đã ghép hoa lên các loại cây thân gỗ khác nhau. 

Hoa ngũ sắc dùng để chữa bệnh

Ngoài mục đích dùng để trang trí thì loại hoa này còn được sử dụng trong đông y. Lá của cây ngũ sắc có vị đắng, tính mát. Nó là vị thuốc có khả năng hạ sốt, tiêu viêm, giải trừ độc tố trong cơ thể.

Ngoài ra, loại cây này cũng có tác dụng cầm máu khi bị rắn cắn. Lá của hoa ngũ sắc có công dụng điều trị ghẻ, nấm hiệu quả.

Hoa ngũ sắc giúp điều trị cao huyết áp, là dược liệu tuyệt vời trong việc trị lao hoặc ho ra máu.

Rễ của loại cây này có tính mát, giúp hạ sốt, giảm đau. Để sử dụng cây ngũ sắc để chữa bệnh, các bạn cần rửa sạch các bộ phận, sau đó phơi khô, sắc lấy nước uống. 

Thời điểm trồng cây ngũ sắc tốt nhất

Để có được một chậu hoa ngũ sắc nở đẹp nhất, các bạn nên trồng hoa vào tháng 10. Bởi thời điểm hoa nở rộ nhất sẽ rơi vào đúng dịp Tết. 

Nên xem:   Cây ngũ gia bì - chỉ cần ngửi mùi muỗi “bỏ chạy ngàn cây số”

Ngoài ra, các bạn cũng có thể trồng hoa vào mùa xuân. Lúc này khí hậu mát mẻ, không khí ẩm ướt sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát triển của cây.

Kỹ thuật trồng cây ngũ sắc

Trồng cây ngũ sắc tương đối dễ dàng, không phức tạp, chỉ cần làm theo đúng quy trình, các bạn có thể sở hữu ngay những chậu hoa tuyệt đẹp. Thông thường người ta thường sử dụng 3 cách trồng chủ yếu. Đó chính là gieo hạt, giâm cành hoặc trồng cây con. 

Trồng cây ngũ sắc bằng phương pháp gieo hạt

Hạt hoa ngũ sắc bạn có thể thu hoạch từ những quả đã già. Hoặc bạn cũng có thể mua tại những địa chỉ chuyên bán giống cây trồng. Để trồng cây theo phương pháp này, các bạn cần làm như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 bát đất vừa đủ, đất phải được làm kỹ và đủ ẩm. 
  • Bước 2: Gieo hạt cách mặt đất khoảng 3cm. 
  • Bước 3: Tưới nước vừa phải, tránh tưới quá nhiều làm hạt bị chết.

 Sau khoảng 4 đến 5 ngày hạt sẽ nảy mầm. Sau khoảng 15 ngày là bạn đã có những cây con để mang đi trồng. Cách trồng này thường ít người sử dụng. Bởi sau một khoảng thời gian dài hoa mới bắt đầu nở. Trong quá trình trồng thường bị sâu ăn lá, ốc sên hoặc bị giẫm nát.

Trồng cây ngũ sắc bằng phương pháp giâm cành

Phương pháp này thường được mọi người sử dụng nhiều nhất. Bởi hoa nở nhanh chóng và ít gặp rủi ro trong quá trình trồng.

  • Bước 1: Đầu tiên các bạn cần chọn những thân cây to, chắc khoẻ, có sức sống. 
  • Bước 2: Sau đó cắt khoảng 7-10cm, cắt chéo. Lưu ý là cần sử dụng những loại kéo, dao chuyên dụng thật sắc.
  • Bước 3: Loại bỏ tất cả lá trên cành.
  • Bước 4: Nhúng cành vào dung dịch kích thích tăng trưởng để rễ ra nhanh chóng hơn.
  • Bước 5: Cắm cành xuống đất và tưới nước đều đặn.

Trồng cây ngũ sắc từ cây con

Cây con bạn có được từ quá trình gieo hạt hoặc mua trực tiếp từ cửa hàng. Cũng giống như những phương pháp trên, bạn cần chuẩn bị đất với đầy đủ chất dinh dưỡng. Tháo túi bóng bên ngoài nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bầu đất. Mỗi cây con cách nhau khoảng 30cm. Mật độ này giúp cây có đủ không gian để sinh trưởng và phát triển.

Cách chăm sóc cây ngũ sắc

Để cây có thể phát triển tốt nhất, bạn cũng cần áp dụng một chế độ chăm sóc hợp lý. Một số hướng dẫn sau đây có thể giúp ích được cho bạn.

Nên xem:   3 giai đoạn chăm sóc mai đón tết

Tưới nước cho cây

Nước là điều kiện tiên quyết để giúp cây phát triển tốt. Các bạn nên tưới nước vừa phải, tránh tưới nhiều làm úng cây. Nếu để đất khô quá cây cũng không lấy được chất dinh dưỡng để sống. Tốt nhất bạn nên tưới nước cho cây vào lúc sáng sớm, không nên tưới vào chiều tối. 

Bón phân cho hoa ngũ sắc

Mỗi tháng bạn nên bón phân cho cây từ 2-3 lần để có đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển. Phân chuồng sẽ phù hợp nhất đối với loại cây này. Ngoài ra thì các bạn cũng có thể bón các loại phân hoá học khác. 

Tỉa cành thường xuyên 

Tỉa cành là yếu tố then chốt giúp hoa nở to và đẹp hơn. Bởi cây sẽ không phải nuôi dưỡng những lá thừa hoặc nhiều cành sẽ tập trung chất dinh dưỡng cho hoa. Mỗi tháng bạn nên tỉa cành cho cây 1 đến 2 lần, chọn những cành quá dài và những lá héo úa, sâu bệnh để cắt bỏ.

Phòng bệnh 

Trong suốt quá trình trồng hoa ngũ sắc thì không thể tránh khỏi sâu bệnh gây hại, ốc sên cắn,… Chính vì vậy các bạn cần chú ý các chế độ để phòng bệnh cho cây được tốt nhất. Nhện đỏ gây bệnh là tình trạng hay gặp nhất khi trồng cây ngũ sắc. 

Khi thấy các hiện tượng bị nhện đỏ tấn công, các bạn có thể sử dụng Dicofol 40%, hoà với nước sau đó phun cho cây. Chú ý khi phun các bạn nên dùng vòi nhỏ để nước ở dạng sương hoặc tia nhỏ, phun vào lá để tránh làm dập hoa.

Kỹ thuật nhân giống cho cây ngũ sắc

Sau khi hoa nở, tàn và có quả thì bạn đợi cho quả chín. Sau đó tách lấy hạt bên trong. Chỉ chọn những quả chín có màu đen và đã nhìn thấy hạt tách ra các bạn nhé. Hạt sau khi thu được sẽ được đem đi phơi. Chỉ khoảng 3 đến 4 hôm nắng to thì các bạn đã có thể thu được hạt khô. Công việc sau đó là bảo quản hạt ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Bên cạnh đó thì các bạn cũng có thể nhân giống thông qua phương pháp chiết cành. Những cành sau một thời gian chiết sẽ mọc rễ. Lúc này các bạn có thể mang đi trồng ở chậu. Sau khoảng 50 ngày là bạn đã có thể sở hữu cho mình một cây hoa tuyệt đẹp rồi. 

Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng các bạn có thể biết được cách trồng cây ngũ sắc để tô điểm thêm cho không gian sống của mình. Chúc các bạn thành công!

Theo: Nguyễn Hiền

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận