Quy trình nuôi cá trắm đen – đầu tư ít, lợi nhuận cao

Nuôi cá trắm đen thương phẩm trong ao là một trong những mô hình mang đến lợi nhuận cao cho bà con nông dân trong thời gian qua. Tuy nhiên, để thành công với mô hình này, bà con cần thực hiện các bước chuẩn bị ao, thả nuôi theo đúng quy trình được các chuyên gia khuyến cáo. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết mà bà con nên tham khảo và áp dụng.

1. Diện tích ao nuôi

Khi chọn ao trong quy trình nuôi cá trắm đen, bà con có thể sử dụng ao nuôi cá mới hoặc cải tạo ao cũ có sẵn với diện tích lớn hay nhỏ phụ thuộc vào diện tích hiện có. Tuy nhiên, ao nên có thiết kế hình chữ nhật, độ sâu từ 2–2,5m giúp mực nước luôn ổn định, cá dễ sống, dễ thích nghi khi điều kiện thời tiết thay đổi.

2. Vị trí ao

Nếu xây dựng ao mới, bà con nên lựa chọn địa điểm xa khu dân cư, gần nguồn nước, hệ thống thoát nước giúp việc cấp và thoát nước được diễn ra thuận lợi, tiết kiệm chi phí tối ưu. Ngoài ra, ao cần được bố trí ở nơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời chiếu vào, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển.

Nên xem:   Bò mẹ bị mất sữa: Nguyên nhân và cách khắc phục

3. Bờ ao

Bờ ao cần được đắp chắc chắn, cao hơn mực nước khoảng 0,5m, tránh tràn nước trong những ngày mưa nhiều khiến cá thoát ra ngoài. Trên bờ ao, bà con cần giữ thông thoáng, tránh trồng nhiều cây khiến lá rụng gây ô nhiễm nước. 4. Đáy ao Đáy ao nuôi cá trắm đen cần được bố trí bằng phẳng, hơi dốc nhẹ về phía cống thoát nước, tạo điều kiện khi thay nước hoặc thu hoạch cá. Nếu sử dụng ao cũ, bà con nên tiến hành nạo vét bớt bùn ở đáy ao bởi đây là nơi ẩn chứa của nhiều vi sinh vật có hại cùng khí độc bất lợi cho cá.

4. Xử lý ao trước khi tiến hành thả cá

Trước khi thả cá trắm đen, bà con hãy tiến hành bón vôi, phơi đáy ao để khử trùng, loại bỏ khí độc. Sau khi bơm nước vào ao, bà con tiến hành bón phân chuồng với tỉ lệ 20-30kg/100m2 để gây màu nước.

5. Thả giống

Trong quy trình nuôi cá trắm đen, khâu chọn giống giữ vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài việc lựa chọn con giống khỏe mạnh, đồng đều, bà con có thể chọn giống với kích cỡ theo ý muốn của mình. Tuy nhiên, kích cỡ giống sẽ là yếu tố quy định mật độ thả cá.

Ví dụ, nếu cá có kích cỡ 30-50g/con, mật độ thả nuôi nên ở mức 2con/m2. Trong khi đó, nếu giống nặng 200-300g/con, bà con tiến hành thả với mật độ 1con/m2. Trước khi thả, cá trắm đen cần được tắm qua nước muối nồng độ 2% ( tương ứng với tỉ lệ 2 kg muối/100 lít nước). Khi thả, bà con cần thực hiện từ từ vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Nên xem:   Phác đồ trị bệnh thương hàn ở gà

6. Chăm sóc cá

Với quy trình nuôi cá trắm đen đầu tư ít mà lợi nhuận cao, bà con có thể cho cá ăn thức ăn khô dạng viên kết hợp với thức ăn tươi sống như ốc băm, cá tạp băm nhỏ… Lượng thức ăn ít hay nhiều cần được căn cứ vào điều kiện thời tiết, sức khỏe của cá. Ngoài ra, cá trắm đen thường dễ mắc bệnh trong thời điểm chuyển mùa. Do đó, bà con có thể cho cá ăn thức ăn được ủ bởi men vi sinh để nâng cao sức đề kháng Theo định kỳ, bà con cần tiến hành xử lý nước bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học EM, kiểm tra lượng oxy hòa tan, độ pH để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.

7. Thu hoạch

Sau khi nuôi khảng 1 năm, cá sẽ nặng từ 3-5 kg. Lúc này, bà con có thể tiến hành thu hoạch tỉa bớt hoặc toàn bộ cá.

Từ khóa tìm kiếm

  • nuoi ca tram co
  • nuoi ca tram den
  • ky thuat nuoi ca tram co
  • nuôi cá trắm đen
  • nuôi con gì lợi nhuận cao
  • cá trắm đen ăn gì
  • nuôi cá gì lợi nhuận cao
  • cách nuôi cá trắm đen
  • kỹ thuật nuôi cá trăm đen
  • nuoi ca tram
Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận