Cây lộc vừng và ý nghĩa phong thủy đặc biệt chắc chắn bạn chưa biết

Cây lộc vừng (Barringtonia acutangula) loại cây cảnh quý được rất nhiều gia đình ưa chuộng vì ý nghĩa phong thủy của nó. Nhiều người cho rằng trồng lộc vừng trong nhà sẽ mang lại tài lộc và may mắn. Hơn nữa, cây nở hoa đỏ thắm buông rũ thành dây rất đẹp và kiêu sa. Nếu bạn chưa biết những ý nghĩa phong thủy đặc biệt mà cây mang lại thì đọc bài viết ngay nhé.

Lộc vừng rước vận may vào nhà

Cây lộc vừng còn có một tên gọi khác cũng phổ biến không kém là cây Mưng. Nó cùng với các cây ngô đồng, sung, tùng tạo nên một bộ tứ quý. Không những được trồng nhiều trong nhà, loài cây này còn được trồng tại những nơi công cộng. Bệnh viện, trường học, khách sạn,… cũng là những địa điểm được trồng nhiều lộc vừng. Nó là một loài cây có hình dáng vô cùng đẹp mắt. Phần lớn người ta thường trồng lộc vừng ở gần cổng ra vào hay một bên sân… Họ quan niệm loài cây này có thể rước tiền tài, vận may vào nhà. Gia chủ sẽ làm ăn thuận lợi, mọi việc suôn sẻ…

Lộc vừng ra hoa càng nhiều càng giàu

Cây lộc vừng theo quan niệm phong thủy, chúng nở càng nhiều hoa và hoa càng dài thì gia chủ càng có nhiều may mắn, giàu sang. Phần gốc to, chắc chắn thì càng được yêu thích bởi nó tượng trưng cho sự bền bỉ. Tuổi thọ cao của loài cây này còn mang ý nghĩa về sự bách niên giai lão. Nó còn khiến người ta liên tưởng tới hạt mè. Loài này tuy hạt nhỏ nhưng sinh sản liên tục và luôn dồi dào về số lượng. Nhiều người làm ăn trồng lộc vừng và mong nó nở thật nhiều hoa. Theo quan niệm của họ, lộc vừng ra hoa nghĩa là việc làm ăn cũng thành công phát đạt. Thậm chí có người cho rằng mua được cây nhiều hoa là mua được cả tài lộc của chủ cũ.

Nên xem:   3 giai đoạn chăm sóc mai đón tết

Hoa của lộc vừng ở dạng chùm có độ dài dao động trong khoảng 6-70cm. Màu hoa đỏ nhưng không quá gắt tạo nên một không gian lãng mạn và trữ tình. Một cây lộc vừng đẹp là cây có tán rộng, hoa dày và rủ xuống dài. Từ trước đến nay màu đỏ luôn mang lại may mắn, những điều tốt đẹp. Do vậy, mà loài cây này lại càng được ưa chuộng hơn bởi sắc màu rực rỡ. Cũng như cây hoa giấy, cây lộc vừng tạo thế bonsai rất đẹp. Người ta thường dùng cây lộc vừng tạo bonsai cũng bởi vì gốc nó rất nhiều rễ và cành rất dễ uốn.

Các loại lộc vừng đẹp, phổ biến nhất hiện nay

Nếu như câu hỏi ”Cây sung có hoa không ?” chưa có câu trả lời thì cây lộc vừng lại hoàn toàn khác. Cây lộc vừng có nhiều loại, mỗi cây mang một đặc điểm riêng. Tuy nhiên, tất cả chúng đều là loại thân gỗ cao, sở hữu vẻ đẹp quyến rũ, sang trọng. Chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn 3 loại lộc vừng được yêu thích nhất hiện nay.

  • Lộc vừng hoa đỏ: Các bạn hãy dạo quanh bờ hồ Hoàn Kiếm (Thủ đô Hà Nội) để ngắm nhìn loại lộc vừng này nhé. Chúng có tên khoa học là Barringtonia Acutangula. Giống cây này được du nhập từ nước Pháp. Với vẻ ngoài cuốn hút, hoa nở đỏ thắm và có mùi hương dịu nhẹ nên chúng được trồng để làm cảnh. Chắc chắn bạn sẽ không rời mắt khi nhìn thấy những hàng cây lộc vừng nở rộ vào tháng 2 âm lịch mỗi năm. Hoa lộc vừng đỏ rụng đầy trên vỉa hè và mặt nước hồ Hoàn Kiếm, khiến bao du khách phải nao lòng.  
  • Cây lộc vừng chiếc (chiếc chùm): Thay vì nở những bông hoa nhỏ li ti, lộc vừng chiếc nở hoa theo chùm to. Phần quả có hình hộp nhìn rất lạ mắt. Loại giống này mọc hoang ở các vùng biển Nam Bộ. Điển hình ở vùng Tứ Giác Long Xuyên (Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ) hay Đồng Tháp…
  • Lộc vừng hoa trắng: Đây là loại lộc vừng cho hoa đẹp nhất, ở miền Bắc người ta gọi là lộc vừng nam. Chúng cũng nở hoa buông rũ thành dây nhưng hoa to có màu trắng hồng nhạt. Ưu điểm là hoa, lá to, xanh và bóng mịn hơn so với các loại lộc vừng khác. Tuy nhiên, theo phong thủy nhiều người cho rằng hoa màu trắng không tốt bằng màu đỏ nên loài này không được trồng phổ biến.
Hoa lộc vừng

Cây lộc vừng nên được trồng ở đâu trong nhà?

Xem thêm: Cây tùng tuyết mai gây sốt với giá vài tỷ đồng

Nên xem:   Cây phát tài có độc gây chết người sự thật đúng hay sai?

Cây lộc vừng không nên trồng một mình mà nên trồng cùng nhiều loài cây khác. Theo quan niệm dân gian, người dân không nên trồng một cây cổ thụ trong nhà. Vì thế việc trồng kết hợp các cây sẽ mang lại vận khí tốt. Lộc vừng cũng nên trồng ở khu vực thoáng đãng, tránh trồng quá gần các cây cổ thụ khác. Điều này sẽ giúp cho cây hấp thụ đủ ánh sáng, dinh dưỡng. Từ đó hoa sẽ ra nhiều và trổ bông dài, đem lại may mắn và lộc tài cho gia chủ. Bên cạnh đó, hãy xin ý kiến của thầy phong thủy để có vị trí trồng cây thích hợp nhất.

Cây lộc vừng luôn là loại cây cảnh siêu hot, cực quý trên thị trường. Bởi, không phải ai cũng dễ dàng sở hữu được gốc lộc vừng đẹp có nhiều hoa. Để làm ăn phát tài, may mắn bạn nên trồng một vài cây lộc vừng trong sân vườn nhà mình nhé. Hãy chọn những vị trí thích hợp nhất để cây phát huy hết các ý nghĩa phong thủy của cây. Chúc các bạn luôn gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống!

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận