Hướng dẫn cách tiêm vacxin cho gà

Phòng bệnh cho đàn gà là khâu quan trọng. Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và thu nhập mang lại. Hướng dẫn cách tiêm vacxin cho gà để đàn gà khỏe mạnh và ít bị mắc bệnh.

Quy trình tiêm vacxin cho gà

Nhà tôi có nuôi gà chọi, một đàn một tháng rưỡi, đàn còn lại được hai tháng rưỡi. Một đàn tám tháng với ngoài năm. Thì bây giờ sắp vào mùa dịch rồi, tôi muốn làm vacxin cho cả đàn. Mà trước kia chưa làm thì bây giờ quy trình làm vacxin như thế nào?

Để làm vacxin cho gà thì phải nhớ rằng thứ nhất là phòng bệnh marex. Lúc gà được không ngày tuổi hoặc một ngày tuổi thì mình phải phòng bệnh cho nó. Còn nếu không phòng bệnh thì nó sẽ bị nhiễm.

tiem vacxin cho ga

Bệnh thứ hai mà các bạn cần phải phòng đó là bệnh newcastle. Với bệnh này các bạn cần tác động vacxin vào hai đợt. Đợt thứ nhất là một tuần và đợt thứ hai là ba tuần. Và nếu mà không tác động là sẽ bị nhiễm bệnh rất dễ.

Thứ ba là phòng bệnh gum khoảng chín ngày tuổi. Phòng hai lần vào chín ngày và mười tám ngày.

Thứ tư là phải chủ động cho nó vào mười ngày, nếu không là sẽ bị mắc bệnh đậu. Thứ năm là mười bốn mười lăm ngày tuổi dùng vacxin phòng bệnh cúm.

Cần tiêm vacxin gì cho gà lớn

Đấy như vây là với nhiều thế gà như vậy mà nuôi có tính chất kinh doanh. Nếu mà dịch xảy ra thì thiệt hại rất lớn đối với đàn gà. Còn hiện nay những đàn gà lớn hoặc những đàn gà nhỏ mà tùy theo độ tuổi như thế nào đấy.

Theo chuyên gia trước mắt là phải tác động hai bệnh khi mà xảy ra thường là rất nguy hiểm. Đó là newcastlecúm gia cầm. Thế mà sau này nuôi là phải tác động theo đúng quy trình vacxin đã nêu trên thì mới an toàn được dịch bệnh. Nếu không thì an toàn trên đàn gà của gia đình là rất kém.

Với độ tuổi đàn gà như vậy thì phải tiêm chứ nhỏ thì không có hiệu quả. Dùng vacxin newcastle hệ 1 tiêm. Gum và LASOTA không có tác dụng đối với gà giai đoạn này. Bởi giai đoạn này là gà không có gum nữa.

Quy tắc khi tiêm vacxin cho gà

Chuyên gia cho tôi hỏi là vị trí tiêm phòng newcastle là ở đâu và liều lượng bao nhiêu cho đàn gà được bảy tuần tuổi?

Thứ nhất là chúng ta triển khai tiêm phòng, như chuyên gia đã nói nhiều lần là chúng ta phải tùy vào lứa tuổi, trọng lượng con gà và vacxin để chúng ta triển khai tiêm phòng. Ví dụ lúc nhỏ một ngày tuổi không nơi nào phù hợp bằng đùi.

Nên xem:   Khi lợn nái bị băng huyết cần phải làm gì?

Như vậy chúng ta bắt buộc phải tiêm vào đùi. Khi tiêm bằng máy tự động chỉ cần đặt đùi con gà đúng vị trí bàn tiêm. Là máy nó tự động đâm kim lên và đưa thuốc vào theo liều đã định trước cho gà. Cứ như vậy một giờ người ta có thể tiêm hàng ngàn con.

tiem vacxin cho ga

Thì đó là máy tự động tiêm và nơi tiêm không nơi nào phù hợp bằng đùi. Thế nhưng mà khi lớn lên thì đùi không phải là nơi tiêm. Ngực ức cũng không phải là nơi tiêm. Mà chúng ta sử dụng mũi tiêm gọi là tiêm dưới da hoặc là tiêm bắp.

Thì đều tốt nhất là nên tiêm vào cánh, chính xác là nách cánh. Nách cánh là nơi phù hợp nhất, thế thì khi chúng ta đưa vào nách cánh. Thì chúng ta khống chế con gà, mỏ quay ra phía trước, bốn ngón tay các bạn đỡ nâng con gà.

Còn ngón tay cái chúng ta vừa khống chế vừa vạch lông ở nách ra. Tay phải chúng ta đưa mũi kim vào. Khi đưa mũi kim vào hốc cánh thì mũi kim chếch lên song song với xương đòn tay, xương cánh của con gà. Thì đấy nó thuộc vào tiêm dưới da.

Vị trí tiêm tránh áp xe

Còn chúng ta đâm thẳng vào hốc cánh thì đấy là tiêm bắp cho gà. Thế thì khi tiêm vacxin thì chúng ta nên tiên dưới da. Thì đây là cái vị trí thứ hai.

Vị trí thứ ba đó là dưới da gáy cổ. Thế thì khi khối lượng vacxin lớn. Chúng ta biết con gà bao giờ nó cũng nhỏ và bé bỏng. Thế mà đặc biệt là vacxin khối lượng lớn lại là vacxin vô hoạt nhũ dầu. Thì sau tiêm bao giờ nó cũng để ra một cái hậu quả.

Đấy là áp xe, áp xe vô khuẩn dù muốn hay không muốn cũng sẽ tạo thành một ổ áp xe. Thì cái ổ này nếu mà ở ức ở đùi thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận động và tăng trưởng của con gà. Đồng thời là giảm giá trị thương mại.

tiem vacxin cho ga

Thì bắt buộc chúng ta phải tiêm dưới da dưới cổ. Thế thì khi tiêm thì chúng ta lại bắt ngược lại. Tức là chúng ta khống chế ngược lại. Đầu con gà quay về phía chúng ta và có người khác giúp đỡ mình để khống chế con gà. Chúng ta tay trái chỉ giữ đầu con gà thôi.

Khống chế đầu con gà sau đó dùng ngón trỏ ngón tay cái chúng ta bẹo da lên. Và tay phải chúng ta đâm mũi kim xuống. Thế khi đưa mũi kim xuống thì chúng ta nhớ là mũi kim phải song song với xương cổ.

Chứ không thể là đâm thẳng vào xương cổ được. Đâm xương cổ dễ lêch lạc sẽ gây ra hậu quả nặng. Cho nên là cách tiêm và vị trí tiêm nó sẽ là như vậy.

Nên xem:   Lợn bị nôn mửa gầy yếu: Biện pháp khắc phục

Tiêm vacxin cho gà sai cách: Hậu quả khôn lường

Nước ta đang được tổ chức y tế thế giới đánh giá rất cao về công tác nghiên cứu và sản xuất chủng vacxin đặc hiệu trong chăn nuôi. Người dân chăn nuôi hiện nay thì có thể dễ dàng tiếp cận với rất nhiều loại vacxin cụ thể cho từng loại dịch bệnh.

Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra đó chính là khi mà đã có vacxin rồi. Thì sử dụng vacxin như thế nào cho hiệu quả và đúng cách?

Khi các bạn mua vacxin về với mục đích phòng bệnh cho các con vật nuôi. Thì các bạn lưu ý một số điểm sau:

-Thứ nhất các bạn phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của loại vacxin đó.

-Thứ hai là loại vacxin được mua về phải được giữ trong từ hai đến tám độ C.

-Chọn thời điểm làm vacxin vào lúc thời tiết mát. Nên vào sáng sớm hoặc chiều tối.

-Khi đã pha ra thì phải được sử dụng trong vòng một giờ.

-Khi làm vacxin phải kiểm tra thực tế sức khỏe của đàn vật nuôi hoàn toàn khỏe mạnh. Thì chúng ta mới tiến hành làm.

-Sử dụng đúng liều theo khuyến cáo của nhà sản xuất

-Đồ để tiêm nhỏ vacxin cho gà phải sát trùng bằng nước đun sôi. Và không được cho các chất sát trùng lên các đồ.

Bổ sung các chất khi làm vacxin

Những ngày làm vacxin thì các bạn có thể thêm một trong các chất sau: FIVE-GLUCO KC, FIVE-MIX LYTE hoặc là FIVE CẢM CÚM. Để pha vào nước, nâng cao sức đề kháng, chống stress trong quá trình làm vacxin.

Trên đây là toàn bộ khuyến cáo của chuyên gia giúp các bạn và mong các bạn sẽ có các biện pháp làm vacxin một cách hiệu quả nhất.

Việc thực hành tiêm vacxin cho gia súc hay gia cầm thì đều có những quy định hay yêu cầu tương tự nhau.

Kỹ thuật chủng vắc xin cho gà con

Không khó để chúng ta có một quy trình tiêm phòng vacxin đầy đủ cho đàn gà. Tuy nhiên việc gây lúng túng cho không ít người chăn nuôi hiện nay là thao tác làm sao cho đúng.

Bởi trong nhiều trường hợp tiêm cho gà, việc thao tác thiếu chính xác làm không phát huy được hết hiệu quả. Mà thậm chí còn có thể gây liệt chân, nhiễm trùng. Để giúp nhà nông tránh được những sai lầm không đáng có. Xin mời các bạn tìm hiểu hướng dẫn cách chủng vacxin đúng kỹ thuật cho gà con.

Đàn gà con của gia đình anh Thanh ở Tuy Lộc Thanh Hóa mới được một tuần tuổi. Theo lịch phòng bệnh, giai đoạn gà còn nhỏ anh sẽ cần thực hiện chủng ngừa khá nhiều loại. Do thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên anh rất lo lắng.

Theo chuyên gia thì chủng ngừa là công việc có vai trò vô cùng quan trọng. Thực hiện tốt đàn gà sẽ được bảo hộ hiệu quả trước nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm. Qua đó hiệu quả chăn nuôi cũng sẽ cao hơn. Thời điểm tốt nhất là làm vacxin là buổi sáng.

Nên xem:   Gà bị viêm lỗ chân lông và thiếu khoáng chất

Trước khi dùng cần được giữ trong điều kiện lạnh từ hai đến tám độ. Trước khi tiêm đưa lọ vacxin ra khỏi tủ lạnh nửa tiếng. Mục đích để nhiệt độ vacxin gần với nhiệt độ môi trường. Thời gian từ khi mở lọ vacxin đến khi sử dụng xong không được quá hai tiếng.

Cách giữ gà con để tiêm

Tốt nhất là trong vòng một tiếng. Trong một số trường hợp điều trị cũng như là một số loại vacxin. Ví dụ như vacxin LAZOTA hay NDIB là phải nhỏ. Thao tác đúng khi nhỏ là dùng tay phải cầm gà con.

tiem vacxin cho ga

Ép chặt cổ và cánh lấy lực từ hai bên, như vậy gà sẽ nằm im. Nếu nhỏ mắt hai mũi thì để nghiêng, còn nhỏ miệng thì đưa ngược lên là gà sẽ tự há. Khi làm xong cần chờ gà con chớp mắt hoặc hít vào hoặc nuốt xong mới thả ra.

Ngoài thao tác nhỏ mắt mũi thì khi chủng vacxin newcastle hệ 1. Hoặc vacxin cúm cần thực hiện tiêm phòng. Các đồ phải đảm bảo vô trùng trước khi làm.

Khi mà tiêm có thể tiêm điều trị hoặc là có thể tiêm vacxin. Nhưng đặc biệt là tiêm vacxin thì sử dụng bơm tiêm tự động. Điều chỉnh thể tích tiêm, đưa đầu ống dài vào bình chứa sau đó bơm kiểm tra xem có bị tắc không.

Các vị trí có thể tiêm

Có bốn vị trí để tiêm: thứ nhất là dưới da bắp đùi, thứ hai là dưới da vùng ức, thứ ba là dưới da gốc cánh, hứ tu là dưới da gáy cổ. Tuy nhiên theo chuyên gia thì các bạn nên chọn vị trí ở dưới da gáy cổ.

Bởi đây là vị trí dễ thao tác và ít gây tổn thương nhất. Ở vị trí bắp đùi có rất nhiều cơ, nếu tiêm ở đây không đúng cách có thể làm cho con gà bị què. Có thể tiêm ở ức nhưng người ta thường không tiêm. Bởi môi trường nuôi là chuồng nền nên khi nằm xuống sẽ cọ sát với chất độn chuồng. Dễ bị nhiễm trùng ở chỗ này.

Tiêm ở gốc cánh rất mỏng, nếu không cẩn thận sẽ chọc xuống bắp con gà. Nó sẽ giãy và sẽ làm gãy.

Ở dưới da cổ thì chỉ cần véo và tiêm với một góc 45 độ. Chứ nếu mà các bạn để vuông góc thì nó lại xuyên sang bên kia.

Các bạn chú ý chỉ tiêm cho con gà khỏe mạnh, không tiêm cho con yếu hay bệnh. Sau khi làm cho khoảng năm mươi con thì nên thay một mũi kim để tránh cho chúng bị viêm nhiễm và áp xe.

Sau khi chủng không được vứt các lọ đã dùng ra môi trường. Vì đây sẽ là nguồn bệnh có thể lây nhiễm ngược trở lại. Cần thu gom bao bì và lọ tiêu hủy đúng quy định.

Chuyên gia: Quang Hưng

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận