Xử lý nước nuôi cá và những giải pháp tối ưu

Sau khi chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước nuôi cá là thao tác tiếp theo cần thực hiện trước khi việc thả nuôi chính thức bắt đầu. Với khâu này, bà con cần lưu ý những điều gì để mang đến điều kiện sống tốt nhất cho cá?

Tham khảo: Quy trình xử lý ao nuôi cá nước ngọt

1. Xử lý nước trước khi nuôi cá

Đầu tiên, nước sử dụng để nuôi cá cần được bảo đảm là nguồn nước sạch. Trong trường hợp tận dụng nguồn nước ở sông, hồ gần nhà, bà con cần tiến hành lọc nước qua lưới để loại bỏ bớt tạp chất, vi sinh vật có hại. Tuy nhiên, dù có lọc kỹ như thế nào, trong nước vẫn có thể tồn tại trứng hay ấu trùng của động vật gây hại. Do đó, bà con nên ngâm nước trong ao khoảng 5 – 7 ngày cho trứng nở ra trước khi tiêu diệt chúng hoàn toàn. Nếu muốn quá trình này diễn ra nhanh hơn, bà con hãy sử dụng quạt nước liên tục trong thời gian ngâm nước trong ao.

  • Xử lý ao nuôi tôm hiệu quả tối ưu
  • Quy trình xử lý ao nuôi cá nước ngọt

Sau khoảng thời gian trên, bà con có thể sử dụng một số loại thuốc, tiêu biểu có thể kể đến formol với liều lượng 30 lít/1.000 m3 để làm sạch nước tối ưu. Trước khi tiền hành gây màu nước, bà con hãy để ao trồng từ 5-7 ngày sau đó.

Nên xem:   Khắc phục đàn gà 1,5 tháng tuổi ủ rũ, cụp cánh, gục đầu

2. Gây màu nước

Gây màu nước là một trong những bước bà con không thể bỏ qua khi xử lý nước nuôi cá. Hiện tại, có hai cách gây màu phổ biến nhất là sử dụng phân vô cơ và phân hữu cơ.

Với phân vô cơ, bà con có thể sử dụng urê, NPK, DAP, lân đều được. Khi dùng, bà con chỉ cần hòa tan phân vô cơ vào nước rồi dùng hỗn hợp này tạt đều khắp ao vào buổi sáng, liều lượng từ 10-15kg/ha.

Với phân hữu cơ, bà con có thể lựa chọn giữa phân gà, phân bò, bột đậu, bột cá… Sau khi ủ, phân sẽ được ngâm nước qua đên rồi tạt khắp ao với liều lượng từ 200-300kg/ha.

3. Sử dụng chế phẩm sinh học EM trong quá trình nuôi

Trong quá trình nuôi cá, việc xử lý nước với sự hỗ trợ của chế phẩm sinh học EM là thao tác cần được thực hiện thường xuyên. Điều này sẽ giúp làm sạch nước, loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá. Bên cạnh đó, đây còn là cách thúc đẩy sự sản sinh các vi sinh vật có lợi, vừa có công dụng phân hủy chất hữu cơ trong nước, vừa giảm khí độc tồn tại dưới đáy ao.

Với chế phẩm sinh học EM, ngoài những công dụng hấp dẫn trên, ao nuôi cá còn có thể duy trì độ pH ở mức ổn định, tăng lượng oxy hòa tan… Ngoài ra, chế phẩm sinh học EM còn có thể được sử dụng kết hợp với việc ủ thức ăn cho cá. Nhờ đó, cá ăn nhiều, lớn nhanh, tăng sức đề kháng, giúp bà con không những có thể rút ngắn được thời gian nuôi mà còn giảm được một khoản chi phí đáng kể trong việc sử dụng thuốc, mang đến sản phẩm với chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng.

Nên xem:   Gà bị nấm đầu, nấm mào: Nguyên nhân và cách điều trị

Trên đây là những thao tác xử lý nước nuôi cá cơ bản nhất mà bà con nên tham khảo và áp dụng. Khi chuẩn bị được môi trường sống tốt nhất cho cá, chắc chắn bà con sẽ thu được nguồn lợi lớn từ loại thủy sản này.

Từ khóa tìm kiếm

  • cách làm sạch nước ao nuôi cá
  • thuoc xu ly nuoc ao nuoi ca
  • làm trong nước ao nuôi cá
  • meo buoc qua ly nuoc
  • thuốc xử lý ao nuôi cá
  • cách làm sạch nước ao
  • các phương pháp xử lý nước ao nuôi
  • thuoc lam sach nuoc ao nuoi
  • xử ao nư
  • cách xử lý nước ao tù
Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận