Kỹ thuật nuôi vịt trời không cần nước bơi lội

Vịt thường bơi lội tung tăng dưới nước, nhưng không cần nước mà vịt vẫn phát triển bình thường. Mới nuôi khoảng bảy mươi ngày mà chúng đã đạt được một cân mốt. Vậy bí quyết của kỹ thuật nuôi vịt trời cạn như thế nào.

Nuôi vịt trời mà không cần nước với nuôi vịt thường có điểm gì khác biệt. Mà vẫn tăng trưởng bình thường?

Vịt nuôi theo phương thức không cần nước bơi mà nó vẫn có thể phát triển tốt. Phương thức này có thể áp dụng cho những hộ không có diện tích nuôi. Hoặc là không có ao mà vẫn có thể là nuôi vịt trời và phát triển tốt.

Kỹ thuật nuôi vịt trời không cần nước bơi

Vịt trời là giống nuôi khá dễ gặp ở nước ta, bởi chúng có chất thịt thơm ngon. Do được thuần hóa qua nhiều thế hệ nên hiên nay. Chúng có thể nuôi trên khô tại chuồng, chuồng có sân và trong vườn.

Khi nuôi vịt trời không cần nước bơi sẽ giảm được vốn đầu tư nuôi. Không tác động xấu đến thịt trứng và vẫn giữ năng suất. Trong bối cảnh bây giờ, dịch cúm gia cầm luôn rình rập nên phương cách nuôi nhốt này sẽ phòng bị tốt dịch. Tránh lây lan và giảm ô nhiễm môi trường.

Lúc sắp cho vịt con vô chuồng thì chúng ta cần sắp xếp chuồng. Phải đi qua hố sát trùng lúc vào các khu dãy chuồng, đặc biệt là khu úm vịt con. Giúp tác dụng ngăn chặn và hạn chế mầm bệnh khi đi vào khu sản xuất. Dùng vôi bột ở các cửa vào, với cửa lớn thì dùng thuốc sát trùng.

ky thuat nuoi vit troi

Hai giai đoạn nuôi vịt trời con

Vịt con thì có hai giai đoạn úm và sau úm.

Kỹ thuật nuôi vịt trời giai đoạn úm

Vịt trong giai đoạn úm thì chúng ta cần sắp xếp chuồng trại. Chuồng trại của giai đoạn úm sẽ khác với chuồng trại ở giai đoạn khác. Vì là thứ nhất trần nhà có một cái lớp trần để bảo vệ nhiệt. Tức là nó không bị mất nhiệt trong mùa đông và mùa hè thì nó sẽ thoáng mát.

Còn thứ hai nữa là ở đây là nuôi theo chuồng sàn. Khi mà nuôi vịt trời giai đoạn này thì cái mắt sàn nó rất là nhỏ. Nó chỉ có khoảng một cm, để cho khi mà vịt xuống chuồng. Thì nó sẽ không bị mắc chân vào mắt sàn này.

Và nó cũng sẽ tiện cho chăm sóc nuôi dưỡng. Thứ ba nữa là cái chiều cao của sàn nhà thì chiều cao của sàn để cho tiện vệ sinh. Và chăm sóc nuôi dưỡng thì chiều cao tối ưu nó khoảng từ ba mươi đến bốn mươi phân.

Thường thường sẽ thiết kế bằng sàn nhựa, nếu như các nông hộ không có đủ. Làm được bằng sàn sắt hoặc gì khác có được không?

Nếu mà chúng ta làm nhựa như thế này thì chi phí rất là tốn kém. Thì để giảm bớt chi phí cho các nông hộ mà khi đầu tư sản xuất ít. Thì là hiện nay trên thị trường có bán những cái lưới mắt cá nhỏ có màu xanh. Các lỗ mắt cáo thì người ta có thể là thay thế cho các sàn nhựa. Mà vẫn sử dụng bình thường.

Nên xem:   Cách chọn gà trống làm giống chuẩn nhất theo 7 tiêu chí

Chia ô nuôi

Để nuôi vịt trời hiệu quả thì người nuôi cần chia khu vực nuôi thành các ô nhỏ. Mỗi ô rộng khoảng sáu mét vuông, nuôi tối đa hai trăm con trên một ô chuồng. Nhưng tối ưu thì nên nuôi bảy mươi đến tám mươi con trên một ô chuồng.

Khi mà vịt xuống úm thì phải đảm bảo về nhiệt, sáng và mật độ của nó. Bóng sưởi hay là bóng hồng ngoại có thể là từ 125 đến 175 hoặc là 200 w. Tùy mật độ và thời tiết mà mình có thể các loại bóng như thế nào cho nó phù hợp.

Bóng này sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ cho quây của chúng ta. Thứ hai là bóng sáng thì có thể cho chúng để lấy thức ăn. Và chiều cao của cái bóng úm này thì có thể là từ ba mươi đến bốn mươi phân. Và bóng sáng thì chúng ta có thể thắp cao hơn một chút so với quây úm đấy.

Sau khi mình đã chuẩn bị bóng sáng và bóng sưởi thì chúng ta đi quây. Bình thường là mật độ mà tối ưu nhất khi mà quây một quây úm. Thì là chúng ta có thể đưa được khoảng bảy mươi đến tám mươi con. Còn tối đa chúng ta có thể nuôi được khoảng hai trăm con trong một quây úm đấy thôi.

Vì vậy mà chúng ta sẽ quây hai quây liền với nhau. Để tạo ra thành một quây úm rộng khoảng hai mét vuông.

Với chuồng nền thì như vậy, nhưng ta cần tạo thêm một lớp độn chuồng. Có thể dùng trấu hoặc phôi bào chúng ta rắc một lớp độn chuồng ở trong một quây úm.

Tránh vịt bị sốc nhiệt

Vịt ở trong máy ấp nở là trên 37 độ, lúc xuống nuôi để vịt con không bị sốc. Người nuôi cần làm bóng sưởi trước khoảng ba mươi phút. Tuy nhiên trong ngày hè, lên đến 36 độ thì không cần phải bật bóng trước.

Còn trong ngày đông, khi nhiệt quá thấp ngoài việc bận bóng sưởi trước. Che chắn xung quanh chuồng nuôi thì người nuôi cho giấy hoặc báo để lót xuống dưới sàn. Giúp chuồng úm không bị mất nhiệt.

Tiêu chuẩn chọn vịt trời

Lúc cho vịt xuống nuôi thì chúng ta phải có qua một khâu chọn vịt. Dựa vào các đặc điểm ngoại hình và khối lượng của vịt con vịt con. Mới xuống chuồng thì vịt trời có lông màu đen, lưng của nó có bốn chấm màu vàng.

Và mỏ có mỏ khuyết, trên đầu có lông màu đen. Và ở viền mắt có hai dọc kể màu vàng nhạt. Chân màu xám và mỏ cũng là màu xám. Và trước khi cho vịt xuống chuồng thì chúng ta phải chọn.

Những con phải loại ngay ví dụ như yếu, khô chân, khối lượng rất là nhẹ. Những con này không đạt tiêu chuẩn giống và nó không nhanh.

Với vịt trời thì ta sẽ để khi xuống chuồng là một vịt trống và năm vịt mái. Hoặc một vịt trống với sáu vịt mái. Người ta sẽ phân biệt qua hệ sinh dục ngay từ khi mới nở. Đối với con trống thì nó sẽ có gai giao cấu. Còn đối với con cái thì nó sẽ có lỗ sinh dục.

Nên xem:   Vì sao trứng chim bồ câu bị ung, thối khi ấp?

Khi thả vịt xuống thì có cần phải phủ bạt trên nữa không?

Khi mà quây úm thì đã đủ điều kiện nhiệt độ rồi. Chúng ta không cần phải phủ bạt lên vì khi vào phủ bạt lên thứ nhất là nó kín quá. Thứ hai nó sẽ tạo thành hơi nước, vịt sẽ bị nhiễm lạnh. Lưu ý khi mà nguôi nông hộ cũng vậy, thì chúng ta sẽ tạo được môi trường tiểu khí hậu tốt nhất.

Chế độ chiếu sáng cho vịt

Tuần thứ nhất đến tuần thứ hai thắp sáng cả ngày đêm. Sau đó giảm thời gian thắp sáng còn từ 16 đến 18 giờ một ngày. Từ 1 đến 10 ngày tuổi, 3 W trên một mét vuông, và 11 đến 28 ngày tuổi là 1,5 w trên mét vuông.

Nước uống

Cho vịt trời uống nước có cần bổ sung thêm thuốc gì không?

Trong giai đoạn úm thì chúng ta phải sử dụng thuốc úm. Thứ nhất là nó có thể nhanh nằm nhanh tiêu lòng đỏ. Thứ hai nữa là hỗ trợ sức đề kháng cho vịt trong giai đoạn úm. Thứ ba là chống viêm nhiễm sau khi vịt xuống chuồng.

Chúng ta có thể cho thứ nhất là thuốc điện giải. Thứ hai là chúng ta sẽ kết hợp với kháng sinh. Và cái thứ ba là chúng ta sử dụng cả B1 nước để nó làm nhanh tiêu lòng đỏ.

Khi vịt con xuống nhỏ thì lưu ý một chút chúng ta sẽ sử dụng là bom nước nhỏ. Vì vịt nó sẽ uống nước và nó sẽ không vào nước trong và không bị ướt lông. Sau khi mà qua giai đoạn úm thì chúng ta có thể chuyển sang bom nước to.

Chúng ta sẽ chuẩn bị một chút nước, sau đó hòa tan các thuốc với nhau trong nước này. Trong suốt cả giai đoạn úm chúng ta đều sử dụng như thế này. Trong ba ngày đầu tiên của úm, chúng ta nên pha với một liều lượng đặc hơn và một nước nhỏ hơn. Chúng ta sẽ nhỏ để cho con vịt nó tránh khô chân.

ky thuat nuoi vit troi

Cách tránh vịt khô chân

Ba ngày đầu ngày mỗi ngày chúng ta làm hai lần như thế là đảm bảo nhất. Chúng ta sẽ nhỏ từng con một, nhỏ mỗi con là ba giọt như vậy là chúng ta sẽ giúp nó tránh được khô chân.

Khi mà các bà con nông dân bắt vịt xa và chúng ta sẽ không biết được là vịt nó nở sớm hay là muộn. Nếu như chúng ta như vậy thì để đảm bảo cho cái tỷ lệ hao thấp nhất. Và tránh hiện tượng khô chân.

Thức ăn nuôi vịt trời

Và thức ăn đối với giai đoạn này đó là những thức ăn là dạng viên nhỏ hơn.

Sử dụng cám gà úm lúc nhỏ có được không? Áp dụng trong kỹ thuật nuôi vịt trời.

Bình thường là một số chăn nuôi thì người ta nghĩ rằng cám khi vịt mới nở. Thì không thể ăn được những cái viên hạt cám như vậy. Nhưng mà chúng ta không nên sử dụng cám gà dạng mảnh vì nó không phù hợp.

Trong thời điểm này thì chúng ta sẽ sử dụng thức ăn có năng lượng là 2850 kcal trên một cân thức ăn. Và đạm là từ 20 đến 22%. Chúng ta lưu ý là để máng xa nhau một chút. Và xa chỗ khu vực vịt con nằm úm dưới máng sưởi. Bởi vì khi ăn nước nó sẽ vẩy nước lên sẽ làm ẩm cám.

Nên xem:   Tẩy giun sán cho gà bằng lá mơ hoặc hạt cau đơn giản nhất

Bà con không nên đổ thức ăn một lần mà nên đổ nhiều lần trong ngày. Để thức ăn luôn giữ được độ ngon, tươi mới. Đối với vịt con nuôi thương phẩm làm sao cho vịt nhanh đạt trọng lượng tối cho ăn ban ngày. Thì ban đêm có nên chiếu sáng để vịt ăn thêm.

Nuôi vịt con sau giai đoạn úm

Khi úm được bảy ngày cần nới lỏng quây úm. Sau mười bốn ngày úm bà con bỏ hẳn quây úm và nuôi trong cả ô. Sau khi mà đối với mùa đông thì chúng ta có úm là từ năm đến bảy ngày. Mùa hè thì chúng ta chỉ cần ba ngày thôi là chúng ta là tháo rời. Tức là chúng ta nới lỏng quây hoặc là bỏ nuôi trong cả ô.

Khi mà nuôi được một hai tuần ta chuyển sang một dãy chuồng nuôi vịt con. Khi mà vịt lớn hơn một chút ví dụ ba tuần thì đưa ra chuồng sàn.

Giai đoạn vịt con thì thứ nhất là mắt sàn của nó. Nền sàn chuồng này thì cái chiều rộng của nó là nó rộng hơn so với cả giai đoạn trước. Nó có thể là từ hai cm, thứ hai là trần thì chúng ta cho một lớp trên để giữ nhiệt.

Còn khi chuyển sang giai đoạn con thì chúng ta không cần sử dụng lớp trần đấy. Để tạo độ thông thoáng. Trong giai đoạn vịt con thì ta không để cái máng nhựa nữa. Mà chúng ta cần làm bằng chất liệu khác.

Bởi chúng ta sử dụng trên máng nhựa là nó rất là ít, nó vãi thức ăn. Khi sử dụng nó sẽ tiêu hao, tốn thức ăn. Ta sẽ sử dụng cái máng có thành nó cao hơn một chút so với cái máng cũ. Và chúng ta sẽ sử dụng cái máng hình chữ nhật.

Chế độ ăn vịt sau úm

Khu sân chơi ít nhất bằng hai lần chuồng. Thức ăn trong thời điểm này ngoài thức ăn trộn dạng viên bà con có thể tận dụng phụ phẩm sẵn có. Để cho vịt ăn như lúa ngâm, ngô, tép, bã bia, khoai, rau, lục bình.

Hàng ngày thì chúng ta sẽ cho vịt ăn theo vẫn đúng như chế độ. Vẫn theo khẩu phần ăn khống chế như vậy. Trong giai đoạn với con này thì chúng ta sẽ giảm bớt số lần cho ăn đi.

Thì chúng ta đổ được khoảng 3 lần thức ăn trong một ngày. Vẫn là cái lượng thức ăn hạn chế như vậy, nước thì không sử dụng vào bom. Mà chúng ta sẽ sử dụng nước trực tiếp ở dưới trong chuồng.

Lượng nước phải tăng gấp đôi so với nhu cầu nước uống. Thay nước đều đặn để chắc chắn nước luôn sạch.

Mỗi hôm thì ta cần phải vệ sinh chuồng này sàn này. Sàn thì sẽ rửa thường xuyên ngày hai lần. Vậy thì rửa bằng nước hay là thuốc sát trùng chuồng trại. Mời bà con tìm hiểu tiếp kỹ thuật nuôi vịt trời phòng và trị bệnh.

Theo: Thủy Tiên

4/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận