Công dụng của nấm bào ngư -Thực hư về độc tố trong nấm ngắn ngày?

Công dụng của nấm bào ngư

Nấm bào ngư hay còn gọi là nấm sò xám, nấm dai, nấm trắng, nấm chân ngắn…Nó có tên khoa học là Pleurotus, trên thế giới có khoảng  50 loại khác nhau. Thuộc nhóm nấm dị dưỡng, dễ trồng và chủ yếu  mọc hoang dại trên các thân gỗ. Là thực phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao cực kỳ tốt cho sức khỏe mọi người.

công dụng của nấm bào ngư

Công dụng của nấm bào ngư đối với sức khỏe

Là loại nấm mà khi được nói đến chúng ta không khỏi ngạc nhiên về lợi ích của nó. Nấm bào ngư là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và được làm thuốc hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. 

Giúp phòng bệnh ung thư: Trong nấm có chứa chất alpha-glucan còn gọi là hợp chất liền phân tử. Chất này có thể tiêu diệt được các tế bào ung thư ác tính. Có thể bổ sung bào ngư vào khẩu phần ăn để ngăn chặn các tế bào xấu gây bệnh ung thư.

Làm giảm hàm lượng cholesterol: Trong nấm có có chứa chất satin như chất lova satin. Chất này còn được gọi là thuốc giúp ức chế men khử HMG-CoA trong cơ thể. Còn là thuốc tăng lipid trong máu làm giảm cholesterol, điều tiết lại lượng máu trong cơ thể.

Hỗ trợ bệnh tiểu đường: Ăn nấm giúp điều hòa và lưu thông máu và giảm lượng đường hấp thụ vào cơ thể.

Hơn nữa nấm còn có tác dụng an thần, hạ huyết áp, chữa bệnh đường ruột, chống béo phì. Loại nấm nàylà thực phẩm lý tưởng chữa bệnh gout, phòng ngừa giun sán. Nó còn được các bà mẹ tin tưởng dùng cho trẻ ăn dặm trong giai đoạn phát triển.

Những khó khăn khi trồng nấm bào ngư

Câu hỏi mà đa phần những người đang muốn tìm hiểu và có ý định trồng nấm tại nhà. Khó hay không còn tùy thuộc vào khả năng hay niềm đam mê sở thích của bạn. Nếu bạn cảm thấy chưa sẵn sàng thì có thể chú ý các bước trồng đơn giản dưới đây. 

Bước 1

Mua các bịch phôi nấm tại các trại nấm, ở đó có rất nhiều loại phôi để bạn lựa chọn. Chúng được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như mùn cưa, rơm rạ, bã mía,…

Bước 2

Tạo không gian để trồng và chăm sóc nấm để nấm có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Nấm là loài thực phẩm ưa ẩm, những không gian ít ánh sáng, thích hợp trồng vào mùa mưa. Bạn có thể tận dụng các không gian như phòng làm việc, phòng bếp, ban công, nhà tắm,…Lưu ý là không gian đó không chứa nhiều bụi bẩn và không có ánh sáng và gió mạnh thổi vào.

Bước 3

Sắp xếp các bịch phôi nấm: Có thể sắp xếp thành chuỗi hoặc gác trên các kệ trong nhà. Khi sắp xếp nên để cổ túi hướng lên phía trên, để các tơ nấm có thể phát triển.

Bước 4

Chăm sóc bịch phôi: Sau khoảng 15 – 20 ngày, chúng ta sẽ mở nút các túi để các tơ nấm tiếp tục phát triển. Tiến hành mở nút bông, rạch các đường trên túi phôi và rạch cách đều nhau. Từ 10 – 15 ngày tiếp theo bào ngư kết tai và ra đồng loạt. Sau đó phun nước bằng bình xịt cho phôi từ 5 – 6 lần/ngày. Khi thấy mũ nấm mọng, căng rộng, mép tai cụp xuống là lúc có thể thu hái nấm.

Trên đây là cách trồng nấm cực đơn giản. Thực phẩm sạch luôn là đối tượng được ưu tiên hàng đầu. Vì thế nếu có thể tự trồng nấm tại nhà cho gia đình lại càng tốt. Chúc các bạn thành công ngay từ lần đầu thử nghiệm nhé!

Rate this post

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận