Nuôi bao nhiêu heo nái, heo thịt đủ để ủ hầm biogas?

Hỏi: – Nuôi bao nhiêu heo nái, heo thịt đủ để ủ hầm biogas? Phân bò ủ hầm biogas được không? Cách ủ hầm biogas và quy cách làm hầm? (Nguyễn Văn Việt – ấp Kinh, xã Hùng hóa, huyện Tiểu cần, tỉnh Trà vinh)

Đáp:

  • Biogas là một loại khí được sinh ra khi phân động vật và các chất hữu cơ lên men trong điều kiện không có không khí (gọi là quá trình hiếm khí). Vi sinh vật phân hủy các chất tổng hợp và khí được sinh ra gồm metan (CH4), cacbon dioxit (CO2), nitơ (N2) và hydro sulphate (H2S). Trong đó, các khí CH4 và CO2 có thể cháy được. Hầm biogas là một hệ thống tự động, khi khí được sinh ra trong hầm phân hủy, lượng khí này sẽ đẩy cặn bả vào bể áp lực và ống nạp nhiên liệu. Khi mở van thì chất cặn bã trong bể áp lực và ống nạp nhiên liệu sẽ đẩy khí ra để sử dụng. Do đó, muốn xây dựng hầm biogas gia đình đòi hỏi phải có kiến thức về hệ thống hầm biogas trước khi bắt đầu xây dựng hầm. Đồng thời phải có chuồng trại chăn nuôi cố định, có đủ khả năng kinh tế, nguyên vật liệu, thời gian và nhân công để chăm sóc và bảo dưỡng hầm trong một thời gian dài. Để thiết kế một hầm biogas có nắp vòm cố định được chôn dưới đất gồm có ba phần chính nối tiếp nhau như sau: 1.Ngăn trộn: là nơi phân động vật được trộn với nước trước khi đổ vào hầm phân hủy. 2.Hầm phân hủy: là nơi phân và nước bị phân hủy lên men. Khí CH4 và các loại khí khác sẽ sinh ra trong hầm này và những khí này sẽ đẩy phân và bùn cặn ở đáy bể lên bể áp lực. 3.Bể áp lực: dùng để thu nhận phân và bùn cặn. Khi khí được sử dụng, phân và bùn cặn sẽ chảy ngược vào hầm phân hủy để đẩy khí ra. Khi lượng phân quá nhiều lớn hơn cả thể tích của hầm thì phân sẽ bị đẩy ra ngoài. Phân dư thừa từ bể áp lực phải được chảy vào bể chứa hoặc đổ ra các cánh đồng để bón cải tạo cho đất, nếu để chảy vào nguồn nước tự nhiên thì nó sẽ gây ô nhiễm nguồn nước này. Kích cỡ của hầm biogas thích hợp cho nông trại:
Nên xem:   Cách nuôi bồ câu gà hiệu quả nhất

Gia súc/thể tích

8m3

12m3

16m3

Bò sữa

3

5

7

Bò thịt

6

12

18

Heo

15

25

38

Công thức tính kích thước của hầm biogas

Phân tươi/ngày x số gia súc x 2 (với bò) hoặc x 3 (với heo) x thời gian lưu giữ (60 ngày)

Ví dụ: một trại có 45 heo nái trên 60kg (một heo nái sản xuất 2kg phân tươi/ngày)
Phân heo x số con x 3 x thời gian lưu giữ = 2 x 45 x 3 x 60 = 16.200kg
Như vậy, hầm biogas nên có kích thước là 16m3.

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận