Cây đinh lăng bị vàng lá: Kỹ thuật khắc phục hiệu quả

Nhà nông làm giàu | Hiện tượng trồng cây đinh lăng 1-2 năm bị vàng lá thậm chí rụng lá như thế này không còn xa lạ đối với bà con nhà vườn. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này như là bị nấm bệnh gây hại hoặc bị thiếu dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều đáng nói là nhiều bà con gặp khó trong việc xác định chính xác nguyên nhân gây vàng lá trên vườn đinh lăng của gia đình mình. Và hậu quả là khắc phục rất tốn chi phí mà cây thì vẫn vàng lá, thậm chí là bị chết hàng loạt.

Lá cây bị vàng rồi chuyển sang khô, cây chậm phát triển. Hơn 400 cây đinh lăng, tương đương với 20%  số cây trong vườn của gia đình chị Nguyễn Thị Loan  đang có tình trạng này. Hiện tượng này đã xuất hiện hơn 2 tuần nay. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên trồng đinh lăng nên chị chưa biết phải xử lí như thế nào?

Khắc phục cây đinh lăng bị bệnh vàng lá thối rễ do nấm đất gây hại

Đinh lăng trồng được bao nhiêu năm thì thu hoạch được?

Chị Nguyễn Thị Loan, Xã Nhân Mỹ – Lý Nhân – Hà Nam: “Có thể do mưa nhiều, đất bị ngập úng làm cho cây nó bị vàng…”

TS Nguyễn Thị Nhung, chuyên gia của Kênh VTC16 đã có mặt để tư vấn cho chị. Theo chuyên gia Nguyễn Thị Nhung, hiện tượng vàng lá, khô lá trên cây đinh lăng có thể do 2 nguyên nhân.

Nên xem:   Cách nhận biết quả hồng xiêm sắp chín để thu hoạch đúng thời điểm

– Thứ nhất là do nấm, gây bệnh vàng lá thối rễ

– Thứ 2 có thể là do cây thiếu dinh dưỡng

Theo chuyên gia Nhung, nếu là do bệnh vàng lá thối rễ trong trường hợp này có thể chị Loan phải nhổ bỏ tiêu hủy toàn bộ số cây bệnh. Bởi biểu hiện trên cây đã khá nặng. Còn nếu bị vàng lá do thiếu dinh dưỡng , cây sẽ chậm sinh trưởng phát triển, chị Loan có thể khắc phục bằng cách bón phân bổ sung để cây phục hồ.

TS NGUYễN THị NHUNG, Nguyên Trưởng bộ môn thuốc và cỏ dại – Viện BVTV: “Bệnh này do rất nhiều thứ nhất là cây vàng lá do thiếu dinh dưỡng,  thứ 2 nguyên nhân do vàng lá thối rễ do nấm trong đất, nguyên nhân khách quan và chủ quan là do mưa ngập úng, đất không thoát được nước nó ảnh hưởng đến cây”.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến cho cây đinh lăng bị vàng lá.  Để xác định  nguyên nhân, Chuyên gia Nguyễn Thị Nhung yêu cầu chị Loan đào rễ cây lên để kiểm tra.

TS Nguyễn Thị Nhung, Nguyên Trưởng bộ môn thuốc và cỏ dại – Viện BVTV: “Chúng ta kiểm tra bỗ rễ của cây. Theo như tôi đoán, do trời mưa, bệnh do nấm thì chưa rõ, rễ cọc vấn bình thường, rễ tơ đang ra kém, mới nhú được ít rễ. Đào đất lên nhìn thấy trong hố có phân đâu tôi ước chừng chỉ khoảng 1- 2 kg phân chuồng thôi, mà yêu cầu bón mỗi gốc này phải là 10kg. Cần khắc phục cây bị thiếu dinh dưỡng đất phải tơi xốp”.

Như vậy qua kiểm tra TS Nguyễn Thị Nhung đã xác định nguyên nhân cây bị vàng lá là do thiếu dinh dưỡng.  Theo quy trình, khi cây đinh lăng 1 năm tuổi, ngoài phân bón hóa học thì mỗi cây còn cần 5-10kg phân chuồng. Tuy nhiên, thực tế, chị Loan chỉ bón 1-2kg, tức là chỉ 1/5 lượng phân chuồng yêu cầu. Lượng phân chuồng quá ít khiến cho đất không tơi xốp. Gặp trời mưa, đất bị lèn chặt khiến bộ rễ chậm phát triển, cây không hút được chất dinh dưỡng. Chính vì thế cây bị vàng lá, khô lá.  Ngoài biểu hiện vàng lá, cây bị thiếu dinh dưỡng còn có biểu hiện ở rễ, rễ tơ kém phát triển, cây còi cọc.  Ngay bây giờ, để khắc phục, chị Loan cần phải bổ sung ĐỦ LƯỢNG phân chuồng cho cây.

Nên xem:   Cần làm gì khi cây chanh leo không ra hoa?

TS Nguyễn Thị Nhung, Nguyên Trưởng bộ môn thuốc và cỏ dại – Viện BVTV : “Bây giờ trời mưa ta để đất khô hẳn rồi sáo xới đất lên, sau đó bón bổ sung phân bón hữu cơ vào gốc. Tốt nhất nên bổ sung nấm đối kháng tricodema vào để trị nấm … khi đất được tơi xốp , cây được cung cấp đù dinh dưỡng thì nó nhanh bình phục trở lại”.

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

– Thoát nước tốt cho vườn cây khi trời mưa

– Xới xáo mặt luống

– Bón bổ sung PHÂN HỮU CƠ VI SINH trộn với nấm đối kháng TRICODEMA, với lượng 2 – 3kg/gốc

– Thường xuyên thăm vườn, phát hiện bệnh phòng trừ kịp thời.

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận