Nuôi trâu thịt cần lưu ý những gì?

Con trâu là đầu cơ nghiệp, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến câu này. Muốn nhắc đến vai trò của con vật này với nông nghiệp của nước ta. Chính vì thế từ xưa đến giờ chúng được coi là cả gia tài với nhà nông. Tuy nhiên, thời thế đổi thay. Máy móc xuất hiện nhiều đã thay đổi tư duy làm nông, tiết kiệm sức lao động. Chính vì thế mà hình bóng con trâu trên cánh đồng ngày càng ít đi. Giờ đây, chúng đang được chuyển hướng sang nuôi trâu thịt để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường.

Hiện nay, kỹ thuật nuôi trâu thịt của người dân nhiều địa phương vẫn còn ảnh hưởng ít nhiều. Bởi cách nuôi thả mà cha ông đã hình thành từ lâu. Túm gọn lại đó là cách thả cả đàn trâu nuôi thịt ra một bãi cỏ rộng hay thả lên đồi, núi. Đến cuối ngày thì lùa về hoặc để chúng quen tự đi về.

nuoi trau thit

Cách nuôi trâu thịt vậy tuy có vẻ rất đơn giản, ít tốn công. Nhưng thực tế chưa mang lại nhiều khả thi bởi sao? Đó là bởi các kỹ thuật nuôi trâu thịt chưa được áp dụng nên hiệu suất chưa cao.

Bên cạnh đó vấn đề chuồng trại trâu cũng chưa được thực sự chăm lo. Và cả công tác chống rét, vệ sinh nhiều vùng vẫn làm hết sức qua loa.

Chính vì vậy việc đổi mới cách thức này rất cần được bà con ở nhiều vùng thực hiện. Và chú ý đổi mới ra sao, xin mời bà con tìm hiểu một số lưu ý về kỹ thuật nuôi trâu thịt sau đây.

1. Chuồng trại nuôi trâu thịt

Đầu tiên, chắc chăn là vấn đề chuồng trại cần xem xét. Bởi có một nơi trú ngụ yên ổn thì trâu mới lớn tốt được. Phải có được một dàn mái che chắn bên trên, xung quanh làm sao để vào mùa nóng hay mùa lạnh thì trâu nuôi thịt luôn ổn định.

Sàn chuồng thì cần làm cao ít nhât hai mươi đến ba mươi phân để không bị đọng nước. Và có các đường ống dẫn chất thải đến đến nơi ủ, xử lý. Làm sao để khoảng cách xa với khu nhà ở lại càng tốt, tuy nhiên nếu làm xa rất xa thì sẽ không tiện việc trông nom.

Và với kỹ thuật nuôi trâu thịt thì cần làm khung chuồng cực kỳ chắc chắn. Độ cao đủ để trâu không húc chạy ra ngoài được.

Mái thì lợp chất liệu nào cũng được. miễn chắc chắn trước gió bão. Nên để cao tầm ba mét để thoáng và làm đua ra hơn so với khung chuồng để mưa không tạt.

2. Chọn giống

Đây là công tác cần nắm vững trước khi nuôi trâu thịt. Đặc biệt chú ý đến thể hình bên ngoài, xem con bố mẹ để chọn. Ta cũng cần chọn ra một vài con đực làm giống tốt để lấy lứa sau đỡ phải đi chọn mua về nữa.

Nên xem:   Điều trị bò bị sốt, ăn kém như thế nào?

Với trâu cái thì tiêu chí thứ nhất chính là to, khỏe, nhất là trâu từ miền núi thì càng tốt.

3. Nuôi nghé con

Sau khi đẻ một tiếng cho uống sữa luôn, giúp tẩy sạch đường tiêu hóa và cấp các chất. Cần cho tập ăn sớm các thức ăn xanh. Cho tập ăn sớm thức ăn xanh và tinh thì lớn nhanh hơn.

Ngày thứ mười lăm có thể tập cho ăn thức ăn tinh. Ngày thứ hai mươi cho ăn cỏ khô, ngày thứ ba mươi cho ăn cỏ non. Tập theo cách cho ít tới nhiều, với đồ ăn cần sạch sẽ.

Được bốn đến năm tháng thì ta cai sữa dần, bằng cách giảm từ từ lượng sữa rồi ngừng hẳn.

4. Nuôi trâu thịt

Để kinh tế nhất thì nên xuất thịt khi đã được hai đến ba năm. Trước thời đểm đó tầm hai đến ba tháng ta cho vào chế độ làm tăng số và chất lượng thịt.

Tháng đầu tiên chú ý đến vệ sinh, tẩy giun, cung cấp đầy đủ thức ăn xanh. Tháng thứ hai cho ăn cỏ tự do, với thức ăn tinh từ một đến hai cân rưỡi mỗi con một ngày.

Tháng thứ ba cho nhiều thức ăn tinh, ba đến bốn cân mỗi con. Thời điểm này có thể thả gần hay nuôi trong chuồng luôn. Nói chung cũng gần giống với cách nuôi bò nhanh lớn.

5. Trâu đực giống

Mỗi con trâu giống ta nên làm riêng ra một ô. Vào các tháng không phối, cho ăn vừa phải để lớn tốt và có độ béo.

Nên xem:   Cách xử lý khi bò mẹ không cho con bú

Trong mùa phối giống thì nên tăng đều lượng thức ăn. Cho ăn thêm lần trên mỗi hôm.

Một lưu ý cần nhớ rõ, đó là trâu đạt ít nhất một năm rưỡi mới đủ khả năng phối. Để cho ra con giống khỏe, trong vòng năm năm là ta phải có con hậu bị thay.

Nếu không kiểm soát được quá trình phối giống, giả sử như nuôi thả tự do. Thì ta cứ ba năm lại đổi khu một lần. Với những con không làm giống thì ta cần nuôi khu riêng, hoặc làm công tác triệt sản. Để chúng phát triển tốt hơn và cũng như giảm độ hung hăng.

6. Vệ sinh

Đây là công tác liên quan mật thiết tới sức khỏe đàn trâu nuôi thịt. Làm tốt công tác này thì trâu mới khỏe mạnh và lớn tốt được.

Định kỳ sát trùng chuồng trại và thu gom phân để ủ làm phân bón.

Với trâu nuôi thịt mới mua về từ nơi khác để nhập thêm vào đàn đang có sẵn. Cần xem xét đến yếu tố dịch của khu vực đó trước khi mua. Và khi lấy về rồi thì cần tách ra ba tuần nuôi ổn định rồi thì mới nhập đàn.

Với một vài lưu ý trên đây, tuy là chưa nhiều nhưng mong giúp ích được phần nào nhà nông đang chuyển sang mô hình nuôi trâu thịt.

Theo: Thủy Tiên

4/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận