Diệt rong trong ao nuôi thủy sản
Ngày đăng: 19/08/2008
Theo Trung Tâm Khuyến Nông TP.HCM
Trong ao nuôi thủy sản, từ khi thả giống đến khi thu hoạch gặp rất nhiều biến cố. Một trong những hiện tượng thường gặp đó là sự xuất hiện của rất nhiều loại rong, như rong nhớt, rong đáy, rong đồng tiền, rong đuôi chồn….Về nguồn gốc xuất hiện của rong do nhiều nguyên nhân như nguồn nước ao nuôi có nhiều chất hữu cơ, chất phù sa lơ lửng.
Trong quá trình nuôi do cho vật nuôi thủy sản ăn
thức ăn, một phần thức ăn dư thừa tích tụ chất dinh dưỡng trong ao mỗi
ngày một nhiều hơn. Khi vật nuôi thủy sản sử dụng thức ăn, bài tiết ra
ngoài dưới dạng phân, nước tiểu, xác thủy sản phân hủy.
Các loại thực
vật trong ao tàn úa, lắng tụ xuống đáy hồ nuôi. Trong quá trình nuôi,
do quản lý màu nước ao không tốt, để tảo trong ao phát triển kém hoặc
tảo kém bền, mau tàn, làm nước ao nuôi trong, ánh sáng mặt trời đi
xuyên được qua các tầng nước đến đáy ao, kích thích quá trình phân hủy
hữu cơ. Tất cả những sản phẩm và quá trình trên sẽ là cơ sở cần thiết,
và là nguồn dinh dưỡng để rong hình thành và phát triển với số lượng và
mật độ tăng cao qua từng ngày. Về ảnh hưởng của rong trong ao nuôi thủy
sản được biết đến ở một số tác động sau: Rong trực tiếp hấp thu oxy
(O2) gây thiếu oxy O2 trong ao, nhất là những ao nuôi không thể thay
nước, không thể cải thiện chất lượng nước, điều này làm cá tôm rất dễ
bị tổn thương, và trực tiếp gây chết vật nuôi thủy sản. Vào ban đêm,
rong thực hiện quá trình hô hấp, ngoài việc tiêu thụ khí O2, rong còn
thải ra môi trường nước ao nuôi khí Cacbornic (CO2), làm hàm lượng khí
CO2 tăng đột ngột trong nước vượt ngưỡng chịu đựng của vật nuôi, trong
điều kiện môi trường O2 đang thiếu trầm trọng.
Trong quá trình hô hấp,
rong còn trực tiếp thải ra môi trường ao nuôi một lượng Acid đủ để làm
cho pH ao nuôi hạ thấp, gây hại cho vật nuôi. Để có biện pháp phòng
ngừa hữu hiệu cần quản lý nguồn thức ăn, tránh thừa. Trước khi thả
giống, cần gây màu nước đúng chuẩn theo yêu cầu từng đối tượng nuôi.
Chủ động điều tiết, giữ màu nước, tránh tảo tàn gây trong nước. Có
nhiều biện pháp diệt trừ rong như dùng Sulfat đồng (CuSO4) liều lượng
0.5-0.7g/m3 nước; tuy nhiên, Sulfat đồng chỉ hiệu quả trong môi trường
nước ngọt. Trong môi trường nước lợ-mặn. Sulfat đồng ít có tác dụng.
Dùng BKC diệt rong, liều lượng 1lít/2000m3 nước, hoặc Formol
(Formadehyde) dùng liều 3-5 ppm. Sau khi diệt rong cần xả bỏ lớp nước
đáy ao, ổn định độ pH (độ phèn) trong ao nuôi bằng vôi nông nghiệp
(CaCO3) liều lượng từ 2-3kg/100m2 ao.
Các Tin tức khác
Chàng kỹ sư Nhật đến Việt Nam làm nông dân Kiếm tiền nhờ kinh doanh tỏi đen Thảm cảnh cây vua một thời nay làm củi không xong Trồng sen lấy ngó trên vùng đất trũng Đồng trũng cho trái ngọt Cơn “bội thực” gạo của thế giới tăng cấp Thịt bò ngoại “đánh bạt” bò nội Dừa khô tăng giá Chăn nuôi động vật hiếm: lợi nhưng hiếm lời Sản xuất 5.000 bưởi hồ lô, thỏi vàng phục vụ tết