Quy trình nuôi cá trong bể xi măng

Cá hiện nay đang là một loại thực phẩm được ưa chuộng. Chăn nuôi cá cũng là một ngành nông nghiệp đem lại lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên cá yêu cầu môi trường nước để sinh sống. Vậy tại những nơi không có sông, hồ, ao, suối thì làm thế nào?

Bể xi măng xuất hiện như một giải pháp cho việc nuôi cá tại những nơi không có sông hồ, ao, suối. Nhưng quy trình nuôi cá trong bể xi măng có gì khác thông thường không? Cách xây dựng bể và các giống cá nào có thể nuôi trong bể xi măng? Hãy cùng Niên Giám tìm hiểu nhé.

bể xi măng

Quy trình nuôi cá trong bể xi măng

Tổng quan về nuôi cá trong bể xi măng

Ưu điểm

Bể xi măng có ưu điểm lớn nhất đó là có thể tạo được môi trường nước tại bất cứ nơi nào bạn muốn và không phụ thuộc vào dòng chảy của sông, suối hay biển. Do đó, bể xi măng cho phép ta nuôi cá tại nhiều nơi như quanh nhà, quanh vườn thậm chí là khu trung tâm thương mại mua sắm.

Bạn cũng không cần lo về việc xói mòi đất, vùi lấp do dòng chảy ở bể xi măng. Đồng thời loại bể này cũng rất thuận lợi cho việc nhân giống các loài cá có khả năng sinh sản tốt như cá rô phi, cá trắm, cá chép,..

Bể xi măng cũng khá vững chãi do đó bạn không cần phải bảo trì hay xây dựng lại thành bể thường xuyên như các loại bể thông thường khác.

Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất của loại bể này đó là chi phí đầu tư ban đầu lớn. Bạn cần mua gạch, xi măng, cát,… để xây được bể. Đồng thời công xây bể cũng khá lâu. Do đó bạn cần xác định nuôi cá lâu dài trước khi tiến hành xây. Bể khi xây thì việc tháo dỡ cũng rất khó khăn.

Ngoài ra loại bể này thông thường sẽ có diện tích bề mặt nhỏ và yêu cầu nền móng chắc chắn. Hơn nữa bể xi măng cũng yêu cầu người có kĩ thuật để có thể xây dựng.

Xác định loại bể và vị trí tạo bể nuôi cá

Bể xi măng nuôi cá

Nhìn chung có hai loại bể xi măng chính là bể chìm và bể nổi. Trong khi bể nổi có đáy bể trên mặt đất và thành bể được xây cao lên. Bể chìm có đáy ở dưới mặt đất có mặt bể ngang bằng với mặt đất hoặc cao hơn mặt đất.

Nên xem:   Dê ăn gì? thức ăn nước uống cho dê như thế nào?

Bể chìm có nhược điểm là bạn tốn công đào móng để xây bể hơn so với bể nổi. Nhưng ưu điểm của chúng là đảm bảo độ ổn định về nhiệt độ tốt hơn. Do đó bạn nên lựa chọn loại bể phù hợp với khả năng xây dựng.

Vị trí tạo bể xi măng nuôi cá có thể là bất kì chỗ nào xung quanh vườn nhà bạn. Thông thường nên xây tại các vị trí gần nhà thuận tiện cho việc chăm sóc cá. Tránh các vị trí nhiều người đi lại hoặc các bị trí cá có thể bị đe dọa bởi các động vật khác như chó, mèo,..

Chuẩn bị bể xi măng

Việc xây bể xi măng nuôi các tương đối đơn giản. Bạn có thể xây hình vuông hoặc hình chữ nhật. Thông thường diện tích mỗi bể cá rơi vào khoảng 15 tới 20 mét vuông. Chiều sâu vào khoảng 1 tới 1.5 m.

Có nhiều loài cá rất hiếu động, chúng có thể nhảy ra khỏi bể nên do đó bạn có thể sẽ cần phải quây lưới xung quanh. Bạn cũng nên lợp mái cho bể cá của bạn. Vì ánh nắng trực tiếp quá lâu có thể làm tăng nhiệt độ của nước, khiến cá kém phát triển.

Đặc biệt là bể xi măng có sự lưu thông dòng nước tương đối kém do đó rất dễ thay đổi nhiệt độ bể nước theo nhiệt độ môi trường. Mái cũng sẽ giúp những con cá của bạn tránh khỏi các sương giá lạnh đặc biệt ở miền Bắc nước ta.

Bể xi măng có thể được lát gạch hoặc tráng mịn để tránh cá bị xây xát khi nơi gần thành bể. Do không có dòng chảy lưu thông thường xuyên nên bể cần có hệ thống thoát nước triệt để khi thay rửa bể. Các chuyên gia khuyên rằng nên bể nên nghiêng khoảng 5 – 10% về phía thoát nước để việc thay rửa bể dễ dàng hơn.

Những người nông dân kinh nghiệm cũng cho biết rằng nên rải một lớp cát dưới đáy bể, vừa giúp lọc nước vừa tránh cho các bị xây xát. Đồng thời tạo một môi trường gần giống tự nhiên hơn cho cá sinh sống và phát triển.

Xử lý bể trước khi nuôi cá

Thông thường các loại bể mới phải được hoàn thành ít nhất một tháng trước khi nuôi cá. Do bể mới còn nhiều mùi cũng xi măng vương vãi nên nhất thiết cần phải được xử lý trước khi nuôi cá.

Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên để bể ngâm với nước phèn chua trong vài ngày. Phèn chua sẽ có tác dụng loại bỏ xi măng dư thừa cũng như đảm bảo pH và điều kiện cho cá sinh sống. Sau đó xả nước và rửa bể.

Tiếp tục ngâm nước máy trong vài ngày. Sau đó bạn lại tiến hành xả nước toàn bộ và rửa bể thêm hai lần nữa là có thể tiến hành nuôi cá.

Với các loại bể xi măng cũ, bạn cũng nên lau dọn lại bể. Ngâm nước và kiểm tra độ pH cũng như xử lý vài ngày trước khi thả cá.

Nên xem:   Kỹ thuật nuôi bò thịt nhốt chuồng, cách nuôi bò thịt mau lớn

Các giống cá nuôi trong bể xi măng

Hiện nay có rất nhiều loại cá có thể nuôi trong bể xi măng. Tùy theo đặc tính loài cá mà sẽ có mật độ cá tối ưu trong bể. Nhưng nhìn chung mật độ cá không được vượt quá 600 con trên mỗi 10 mét vuông.

1. Nuôi cá chép trong bể xi măng

Cá chép là loài cá nước ngọt khá phổ biến. Chúng được cho là có nguồn gốc từ châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ nên rất dễ sống ở khí hậu Việt Nam. Chúng là loài cá có vảy có hàm nhưng không có răng.

Như hầu hết loài cá khác chúng đẻ trứng và không cần làm tổ bảo vệ trứng. Do đó môi trường bể xi măng khá thích hợp cho nuôi cá chép. Ngoài ra thức ăn của chúng cũng khá đơn giản. Chúng ăn thảm thực vật và các động vật không xương sống.

Nên có thể nói cá chép là một trong những lựa chọn hàng đầu để nuôi trong bể xi măng. Nếu bạn mới bắt đầu nuôi cá trong bể xi măng thì cá chép là một lựa chọn hoàn hảo.

2. Nuôi cá trắm đen trong bể xi măng

Cá trắm đen là một loài cá có nguồn gốc từ Đông Á cùng họ với cá chép. Chúng cũng có vảy và kích thước tương đối lớn. Cá trắm đen là một trong bốn loài cá nổi tiếng nhất tại Trung Quốc.

Ngoài tự nhiên chúng ăn trai và ốc nhỏ. Khi nuôi quy mô công nghiệp, chúng cũng ăn các loại thức ăn tổng hợp và lớn tương đối nhanh. Ngoài ra chúng thích khi khá tốt do đó hoàn toàn có thể nuôi cá trong bể xi măng.

3. Nuôi cá rô phi trong bể xi măng

Cá rô phi là một loại cá rất phổ biến tại Việt Nam đặc biệt là loài rô phi đồng. Với nhiều ưu điểm như thịt ngon, ngọt béo, chúng đang được sử dụng trong rất nhiều các món ăn tuyệt vời.

Rô phi sống chủ yếu ở khu vực nước ngọt, một số ít sống khu vực nước lợ. Chúng là loài có sức sống và sức chịu đựng cao. Do đó nuôi cá rô phi trong bể xi măng là một lựa chọn không hề tồi tệ.

4. Nuôi cá trê trong bể xi măng

Cá trê được mệnh danh là một trong những loài cá có sức sống khỏe nhất trong các loài cá nước ngọt. Chúng có thể sống được trong khoảng nhiệt độ và pH rất rộng. Nhiệt độ chúng có thể sinh sống vào khoảng từ 11 oC tới tận gần 40oC.

Ngoài ra loài cá da trơn này tăng trưởng nhanh và ít bị bệnh. Đồng thời chúng ăn tạp nên có thể dễ dàng nuôi chung cùng một số loài cá khác như cá trắm, cá chép,… Hơn nữa chúng tăng trưởng phát triển khá nhanh.

Cá trê cũng sống tốt trong điều kiện oxy thấp. Với những đặc điểm này thì cá trê hoàn toàn là một lựa chọn tiềm năng để nuôi trong bể xi măng.

Cách chăm sóc cá trong bể xi măng

Quá trình nuôi cá trong bể xi măng về cơ bản tương tự như nuôi cá thông thường. Nhưng trong quá trình bạn cần chú ý một số điểm sau.

Nên xem:   Kỹ thuật nuôi cá nước lạnh

Kiểm tra thường xuyên và ổn định pH nước

Sau khi hoàn thành việc xây dựng bể và xử lý bể, bạn nên kiểm tra độ pH của nước trong bể. Độ pH từ 7 đến 8,5 là lý tưởng để nuôi cá. Nếu cao hơn hoặc thấp hơn quá nhiều bạn nên tiến hành xử lý trước khi nuôi cá.

Nếu pH quá thấp bạn có thể hòa thêm một ít vôi vào nước để tăng pH của nước lên. Nếu pH quá cao bạn có thể thêm ít giấm hoặc phèn chua vào để khắc phục. Bể xi măng thông thường sẽ có vôi hòa tan vào nước do đó ban đầu pH thông thường sẽ cao.

Sẽ mất ít nhất ba tháng và nhiều lần thay nước để giữ cho pH ổn định trong bể bê tông. Bạn có thể sử dụng bộ dụng cụ thử độ pH, giấy quỳ bán sẵn trên thị trường để tự kiểm tra độ pH.  

Cung cấp thêm oxy cho cá của bạn

Với mật độ càng dày thì yêu cầu lượng oxy sẽ càng nhiều hơn. Các loại máy bơm hoặc máy sục khí có sẵn trên thị trường có thể cung cấp oxy liên tục cho bể cá xi măng của bạn. 

Thay nước

Chúng ta nên thay nước đúng cách và thường xuyên để loại bỏ chất thải của cá trong bể. Trong quá trình tiêu hóa của cá sản sinh ra chất nitrit. Nếu không đảm bảo tần suất dọn bể thường xuyên những chất này có thể chuyển hóa thành amoniac gây độc cho cá.

Bảo vệ cá của bạn khỏi những động vật săn mồi

Như đã đề cập ở phía trên, bể cá nên có lưới vây xung quanh để và mái che để giảm bớt ánh sáng mặt trời, giúp duy trì nhiệt độ nước và giảm sự hình thành tảo. Lưới và mái che còn có tác dụng bảo vệ cá khỏi các động vật ăn cá như chó mèo, chim,… Thêm lưới cũng sẽ giúp bạn bảo vệ bể của mình khỏi lá và các chất thải khác do gió mang tới

Chọn một loại cá cho bể của bạn

Mặc dù có thể nuôi nhiều loại cá cùng một lúc trong bể xi măng. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên gia khuyên rằng bạn chỉ nên chọn một loại cá nhất định nuôi tại một thời điểm nhất định.

Điều này sẽ giúp đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho cá phát triển. Cũng như tạo sự đồng nhất trong việc cho thức ăn và vệ sinh dọn bể.

Cho ăn vừa đủ

Nuôi cá bể xi măng

Trên thị trường có rất nhiều thức ăn giàu đạm đã tổng hợp sẵn có thể giúp bạn nuôi cá trong thời gian ngắn và đạt năng suất cao. Nhưng bạn cần đảm bảo rằng bạn không cho cá ăn quá nhiều.

Quá nhiều thức ăn sẽ dẫn đến dư thừa và tích tụ trong nước khiến điều này sẽ làm nước bể trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên cho ăn thành các bữa có định và lượng vừa đủ cho mỗi bữa ăn.

Trên đây là những chia sẻ của Niên Giám về nuôi cá trong bể xi măng. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn. Chúng bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận