Sâu đục thân và cách diệt trừ hiệu quả

Sâu đục thân từ bao lâu nay đã là mối nguy hại số một đối với bà con nông dân. Nếu không diệt trừ sâu sẽ gây hại cho cây trồng hây tổn thất về kinh tế. Vậy hôm nay tôi sẽ cùng bà con tìm hiểu về sâu đục thân cũng như cách diệt trừ sâu đục thân sao cho hiệu quả nhất nhé.

Sâu đục thân

Sâu đục thân là tên gọi một loài bệnh thường gặp trên cây trồng. Sâu sẽ trú ngụ và sinh sống trong cành hoặc thân cây. Lâu ngày chúng sẽ ăn rỗng thân cây làm cho cây bị yếu và dễ gãy khi có gió to hay trong mùa mưa bão.

Loại bệnh này thường xuất hiện ở những vùng Bắc Bộ nhiều hơn. Và hơn hết tất cả các mùa trong năm bà con đều có thể thấy cây trồng mắc bệnh này. Sâu đục thân làm hại tất cả các mô hình trồng trọt từ cây ăn quả , cây cảnh đến cây lương thực.

Vòng đời của sâu đục thân

Vào mùa sinh sản bướm sẽ tìm đến và đẻ trứng trên lá hay cành cây. Trứng có kích thước rất nhỏ khoảng 0,7 mm. Nếu chú ý kỹ bà con sẽ thấy trứng sâu đục thân có hình bầu dục màu trắng. Thường sẽ tìm thấy trứng ở trên vỏ của thân cây hoặc cành cây.

Mỗi lần đẻ bướm sẽ đẻ khoảng 150 – 200 trứng. Sau đó khoảng 7 ngày trứng sẽ nở thành sâu, những con sâu này không rời đi mà ở lại cây đục thân cây để sinh sống ở trong đó.

Sau đó sâu sẽ tiến hành lột xác khoảng 4 lần. Giai đoạn lột xác này kéo dài khoảng hơn 1 tháng rồi sẽ phát triển thành nhộng.

Giai đoạn nhộng thường chỉ kéo dài khoảng 6 ngày. Sau 6 ngày nhộng sẽ biến thành bọ cánh cứng. Đây là giai đoạn phá hoại cây trồng mạnh nhất của loài này.

Thời điểm gây hại

Sâu đục thường thường gặp nhiều nhất vào mùa mưa, thời điểm mà độ ẩm trong không khí cao. Chúng hay lựa chọn thời điểm cây trồng bắt đầu ra hoa để phá hoại gây thiệt hại nặng cho bà con. Sang mùa khô thì bệnh này sẽ ít gặp hơn.

Thời điểm hoạt động mạnh mẽ nhất trong ngày của chúng là buổi sáng và về đêm. Chúng không ưa ánh sáng nên buổi trưa khi ánh sáng mặt trời chiếu rọi nhất thì chúng sẽ trú ngụ trong thân cây và dừng phá hại.

Nên xem:   Sầu riêng bị sóc ăn thì khắc phục bằng cách nào

Biểu hiện cây bị sâu đục thân

Cây bị bệnh sâu đục thân bà con để ý phần thân hoặc cành cây sẽ có những phần sậm màu hơn. Khoảng chừng 1 ngày sau phần sậm màu đó sẽ chuyển thành màu đen.

Sâu hay xâm nhập vào những phần chồi hoặc cành non. Vậy nên nếu thấy cành tự nhiên bị khô hay hoa bị rụng thì bà con nên kiểm tra kỹ lại. Vì như vậy phần trăm rất lớn cây trồng đã bị sâu đục thân.

Cây trồng đến giai đoạn ra quả nếu bị sâu đục thì quả sẽ còi cọc và bé hơn những cây khác. Thậm chí quả không thể phát triển được và sẽ rụng gây thiệt hại nặng về kinh tế.

Cách diệt sâu đục thân

Sâu đục thân là loài bệnh nguy hiểm thường gặp ở tất cả các loại cây trồng. Nếu không được phát hiện kịp thời sâu sẽ ăn hết cành và thân cây khiến cây chậm lớn hoặc bị chết.

Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu cụ thể bệnh sâu đục thân trên một số loại cây trồng để có biện pháp xử lý kịp thời nhé.

Cách diệt sâu đục thân trên cây khế

Biểu hiện của bệnh

Khế là cây trồng quen thuộc ở các vùng quê. Đi vòng quanh làng 10 nhà kiểu gì cũng gặp 5 nhà trồng khế. Nhưng nhiều khi những cây khế đã trồng lâu năm cũng không tránh khỏi bệnh sâu đục thân.

Khi bị sâu đục thân bà con sẽ thấy lá cây bị vàng và rụng nhiều. Qủa cũng không được to mọng như trước.

Cách diệt trừ

Để diệt sâu đục cây khế bà con có thể dùng dây thép được bẻ cong một đầu hoặc cành mây để chọc vào lỗ bắt sâu ra.

Ngoài ra bà con có thể tiến hành dùng thuốc thuốc trừ sâu nhét vào trong lỗ có sâu đục sau đó lấy đất bịt lại.

Cách diệt sâu đục thân trên cây xoài

Biểu hiện của bệnh

Cây xoài là giống cây trồng thu hoạch quả, thân khá to vì vậy việc phát hiện ra sâu đục thân tương đối khó. Vì sâu sẽ đục ở bên trong thân cây và không hề đùn phân hay bất kì một chất thải nào khác ra ngoài.

Để phát hiện ra triệu trứng bệnh bà con cố gắng để ý phần thân và cành cây nếu thấy khô hoặc phần lá vàng đột ngột thì khả năng lớn cây đã nhiễm bệnh.

Cách diệt trừ

Để tiêu diệt sâu đục thân trên cây xoài bà con tiến hành kiểm tra cành và thân từng cây một. Để dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm bà con có thể men theo những vết cây đậm màu. Khi đã tìm ra lỗ sâu bệnh bà con dùng thuốc trừ sâu đút vào lỗ hổng đó. Cuối cùng dùng bùn hoặc túi bóng bịt phần lỗ đó lại.

Nên xem:   Cách trồng và phòng bệnh cho bưởi diễn hiệu quả

Trường hợp cành đã bị sâu đục quá dài thì bà con tiến hành chặt bỏ cành đó. Lưu ý không vứt cành cây bệnh ngay tại vườn mà phải đem ra xa nơi canh tác để tiêu hủy. Tránh trường hợp sâu bệnh bò lại vườn gây bệnh cho cây trồng.

Cách diệt sâu đục thân ở cây lúa

Biểu hiện của bệnh

Khi vườn lúa bị sâu hại bà con sẽ thấy trên thân cây lúa có những ổ trứng nhỏ. Trứng sâu sẽ có màu trắng sữa lúc mới đẻ hoặc là màu đen ở giai đoạn chuẩn bị nở.

Về kích thước của sâu sẽ dài khoảng 2 cm, con đực sẽ nhỉnh hơn một chút. Nếu để ý bà con sẽ thấy trên cánh của chúng có chấm đen. Đây là loại sâu hai chấm gây bệnh phổ biến ở lúa. Thường thì bệnh sâu đục thân ở lúa sẽ phát triển mạnh mẽ nhất ở mùa nóng khi nhiệt độ trên dưới khoảng 26 độ.

Cây lúa khi bị sâu bệnh đục thân sẽ có biểu hiện khô rồi chết. Nếu cây đã trưởng thành cho thu hoạch thì khi nhổ cây bà con sẽ thấy hiện tượng cây bị đứt thân.

Cây bị sâu đục lúa sẽ không hút được chất dinh dưỡng để nuôi cây gây ra hiện tượng hạt lúa lép không được mẩy. Từ đó dẫn đến năng suất thu hoạch không cao.

Cách diệt trừ

Để loại trừ được sâu đục thân trên cây lúa bà con mua thuốc diệt trừ sâu ở nơi bán thuốc bảo vệ thực vật. Chú ý mua ở những nơi uy tín lâu năm để tránh mua phải hàng giả kém chất lượng.

Tiến hành pha thuốc cùng với theo hướng dẫn sử dụng. Sau đó phun thuốc đều khắp ruộng để loại bỏ sâu đục thân.

Thường xuyên vệ sinh ruộng lúa, tỉa những lá úa vàng để ruộng thông thoáng hạn chế sâu bệnh. Trong quá trình bón phân bà con tránh bón quá nhiều tạo điệu kiện cho mầm bệnh phát triển.

Cách diệt sâu đục thân ở cây điều

Biểu hiện của bệnh

Về cơ bản những cây có thân to khi bị sâu đục thân thì biểu hiện khá là giống nhau. Bà con chú ý ở phần thân và cành nếu thấy những vùng vỏ cây sậm màu hoặc có màu đen thì đó là phần cây đã bị sâu ăn.

Lần theo vết thâm ở thân cây sẽ tìm ra phần lỗ sâu đục thân để tiến hành xử lý.

Cây điều bị sâu đục lá sẽ bị vàng và rụng nhiều. Hạt điều cũng bé và ít, thậm chí có thể gây thối hạt dẫn đến năng suất không cao.

Cách diệt trừ

Để loại bỏ đám sâu hại trên cây điều bà con tiến hành phun thuốc.Sử dụng đúng lượng được ghi hướng dẫn trên bao bì thuốc để đạt hiệu quả cao.

Cắt bỏ những cành điều đã bị bệnh và tiêu hủy cách xa khu canh tác.

Thường xuyên kiểm tra vườn điều để bệnh được phát hiện kịp thời. Càng phát hiện bệnh sớm càng giảm thiểu được thiệt hại về kinh tế.

Cách diệt sâu đục thân ở cây Cafe

Biểu hiện của bệnh

Sâu sẽ tấn công thân hoặc cành của cây cà phê. Trứng sâu sẽ thành dải dài hoặc từng cụm có màu trắng sữa. Đến khi những quả trứng này nở thành sâu chúng sẽ tiến hành ăn mòn thân cây thành những đường ngoằn nghèo.

Nên xem:   Cây nhãn bị sâu đục thân

Ở những nơi sâu bệnh đục bà con sẽ thấy mùn gỗ của phần thân cây bị đùn ra ngoài. Gạt bỏ phần mùn này đi sẽ nhìn thấy lỗ sâu đục.

Phần chồi và lá ở phía ngọn cây bị vàng héo rồi rụng nhiều. Cành cây hay bị gãy ngang mặc dù không có va chạm lớn.

Cách diệt trừ

Thường xuyên kiểm tra cây vì vốn dĩ bệnh sâu đục thân này rất khó phát hiện. Chỉ khi cây đã bị hư hại nặng mới có thể dễ dàng nhìn thấy. Vậy nên bà con tuyệt đối không chủ quan mà phải thật kỹ càng kiểm tra hàng ngày lúc chăm sóc cây.

Nếu cây đã bị hư hại nặng tiến hành cắt bỏ ngay tránh gây hại sang cây khác. Vì khi sâu đã ăn rỗng thân hay cành cây thì việc phục hồi sẽ không có kết quả.

Sử dụng thuốc để diệt trừ sâu bệnh. Thuốc dùng nên chọn thuốc có thành phần Diazinon sẽ thích hợp hơn với cây cà phê. Dùng đúng đủ liều lượng theo hướng dẫn của thuốc để đạt hiệu quả tối ưu.

Cách phòng trừ sâu đục thân trên cây trồng

Ông cha ta từ xưa đã luôn nói rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Việc tìm hiểu cách phòng ngừa sẽ giúp bà con chủ động những thiệt hại về kinh tế có thể xảy ra với mình. Đến khi sâu bệnh đã xuất hiện rồi thì việc mà bà con làm chỉ là giảm thiểu thiệt hại mà thôi.

Vệ sinh vườn cây trồng

Thường xuyên vệ sinh nơi canh tác. Đảm bảo rằng vườn cây luôn thông thoáng và khô ráo.

Xử lý triệt để hệ thống thoát nước để tránh gây ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.

Kiểm tra hàng ngày vườn cây và tiến hành cắt bỏ những phần cành cây bị khô héo.

Biện pháp hóa học

Bà con tiến hành sử dụng thuốc có thành phần Dimethoate để phun phòng trừ cho cây. Khoảng 2 tháng bà con tiến hành phun một lần, đặc biệt là thời điểm xuân sang và khi cây bắt đầu đậu quả.

Chọn giống cây trồng tốt

Hiện nay đã có rất nhiều giống cây trồng được lai tạo với sức sống mạnh mẽ. Bà con có thể chọn những giống cây trồng phù hợp với khí hậu cũng như vùng đất mình đang sống.

Kiểm soát quá trình ra hoa của cây trồng cũng là một biện pháp can thiệp tự nhiên giúp hạn chế sâu bệnh.

Trên đây là những cách diệt trừ và phòng bệnh sâu đục thân hiệu quả trên các cây trồng. Chúc bà con áp dụng thành công!

Theo: Băng Giá

4.5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận