Kỹ thuật nuôi gà

Trung tâm Khuyến nông TP.Cần Thơ

Tài liệu ky thuật chăn nuôi gà của Trung tâm Khuyến nông TP.Cần Thơ

A. ĐIỀU KIỆN CHUẨN BỊ NUÔI

Chuồng nuôi:

– Vị trí xây dựng chuồng: Xa khu dân cư, cao ráo, thoáng mát, thoát nước dễ dàng. Nên xây chuồng theo hướng Đông hay Đông Nam để hứng được nắng sáng và tránh nắng chiều.

– Diện tích chuồng: Tuỳ thuộc vào số lượng gà  nuôi.

– Chất độn chuồng: Dày khoảng 5 – 7cm, trấu là nguyên liệu thường được sử dụng. Chất độn phải được sát trùng trước khi rải vào chuồng gà.

– Mật độ nuôi: Nuôi nhốt hoàn toàn, mật độ nuôi thích hợp 8con/m2 đối với chuồng sàn, 10con/m2 đối chuồng nền đất.

Lồng úm gà con:

– Dùng để úm gà con giai đoạn 1-4 tuần tuổi, đồng thời tránh rắn, chuột bọ? gây hại cho gà con ở giai đoạn này.

– Kích thước lồng úm cho 100 gà con: 2m x 1m, mặt sàn lồng úm cách mặt đất 0,5m

– Sưởi ấm cho gà bằng đèn, nên sử dụng loại bóng đèn dây tóc 75W để cung cấp nhiệt.

Máng ăn:

– Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi): rải các loại thức ăn trên giấy lót trong lồng úm cho ăn.

– Khi gà 4-14 ngày tuổi: sử dụng máng ăn dành cho gà con.

– Trên 15 ngày: sử dụng loại máng ăn treo.

Chú ý: tất cả các dụng cụ sử dụng trong chuồng nuôi phải được sát trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày.

B. CHỌN GIỐNG GÀ  NUÔI:

– Hiện nay, một số giống gà phù hợp với điều kiện nuôi thả được bà con chọn: Gà tàu vàng, gà tam hoàng, gà lương phượng, gà kabir,… Chọn những con giống nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân to? và đồng cở.

Nên xem:   Kỹ thuật trồng cây chè

C. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
Giai đoạn nuôi úm: từ 1 -4 tuần tuổi:

– Việc theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ sưởi ấm cho gà trong giai đoạn này rất quan trọng. Nhiệt độ sưởi phải đủ ấm, không được quá nóng, cũng không được để gà bị lạnh. Cụ thể:

Tuần 1: Nhiệt độ sưởi 31 – 340C; tuần 2: 29 – 310C; tuần 3: 26 – 290C; tuần 4: 22 – 260C

 Tuy nhiên, trong thực tế người nuôi thường quan sát các phản ứng của gà để điều chỉnh nhiệt độ thích hợp.

+ Nhiệt độ thấp quá: Gà tập trung lại gần nguồn nhiệt, co ro hay đứng chồng lên nhau, lúc này người nuôi cần hạ bóng đèn thấp xuống để tăng nhiệt độ úm lên.

+ Nhiệt độ quá cao: Gà tản ra xa xung quanh vách lồng úm, nằm thở mạnh, lúc này người nuôi nên dời bóng đèn lên cao để giảm nhiệt độ úm xuống.

+ Khi nhiệt độ thích hợp thì quan sát thấy gà ở rải rác khắp chuồng, đi lại, ăn uống bình thường.

– Trong ngày đầu bắt gà về, cho gà nghỉ 30 phút sau đó cho gà uống nước nhưng không cho ăn. Nước uống cần pha vitamin C hoặc đường Glucoz, liều lượng 1g/lít nước (1 muỗng cà phê /5lít nước), có thể cho gà uống nước đường kéo dài 8 ngày đầu.

– Từ ngày thứ hai cho gà ăn bằng thức ăn công nghiệp, loại cám hỗn hợp hoặc cám viên dành cho gà con, tỷ lệ protein thô từ 19 -21 % và năng lượng 2800-2900kcal.

– Cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1 ít để thức ăn luôn được mới, thơm ngon nhằm kích thích tính thèm ăn của gà.

  – Có thể sử dụng thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn hỗn hợp trộn với thức ăn địa phương cho gà ăn.

Nên xem:   Nông nghiệp là gì ? Những định nghĩa từ bách khoa toàn thư mở

– Cung cấp nước uống thường xuyên và sạch cho gà.

Giai đoạn từ 4 tuần tuổi đến khi xuất bán (nuôi thả).

– Chỉ nên thả gà ra vườn sau 1 tháng tuổi. Khi thả gà ra vườn rộng phải tập từ từ tránh hiện tượng gà bị choáng diện tích.

– Tuỳ vào nguồn thức ăn có trong vườn mà ta có thể bổ sung thêm vào buổi sáng hay chiều tối.

– Treo các máng uống, cung cấp nước uống sạch cho gà.

– Tuổi giết thịt thích hợp nhất là 3 tháng (lúc này cả gà trống, mái đều hơn 1 kg/con).

Trước khi bán 10-15 ngày, vỗ béo cho gà bằng cách cho gà ăn tự do thức ăn hỗn hợp tấm hoặc ngô vàng.

Nuôi gà đẻ:

– Mật độ nuôi gà đẻ : 4-5con/m2 chuồng.

– Giai đoạn gà từ 1-6 tuần tuổi: chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng giống như nuôi gà thịt thương phẩm.

– Từ 7-20 tuần tuổi: cho gà ăn hạn chế bằng các loại thức ăn có năng lượng thấp (<2.750kcal), tránh tình trạng gà bị nâng dẫn đến gà chậm đẻ, đẻ thưa và năng suất thấp.

– Thức ăn cung cấp cho gà trong giai đoạn này đảm bảo lượng protein thô từ 17-18% và năng lượng 2.750kcal, kết hơp với việc bổ sung canxi bằng bột vỏ sò, bột đá vôi nghiền…

– Khi gà bắt đầu cho trứng thì lượng thức ăn cung cấp sẽ tăng dần theo tỷ lệ đẻ của gà.

D. PHÒNG BỆNH

– Nuôi gà ở bất kỳ quy mô nào thì việc tiêm ngừa phòng bệnh luôn được xem là biện pháp hữu hiệu hàng đầu.

– Phải tiêm ngừa vaccine phòng bệnh cúm gia cầm, thường tiêm cho gà từ giai đoạn 2 tuần tuổi trở đi, việc tiêm ngừa này phải theo các hướng dẫn của cán bộ thú y địa phương. Ngoài ra, ta có thể tiêm ngừa thêm bệnh tụ huyết trùng cho gà ở giai đoạn 35-40 ngày tuổi và lặp lại sau 1 tháng. Định kỳ sát trùng chuồng trại và xung quanh khu vực nuôi 1 tuần 2 lần, sau mỗi lần xuất bán nên tạm ngưng nuôi khoảng 21 ngày để vệ sinh chuồng trại rồi thả nuôi lại./.

Nên xem:   'Hai lúa' trẻ chế tạo máy đánh đường nước

Bảng 1: lượng thức ăn cho gà theo tuần tuổi

Lượng thức ăn (g) theo tuần tuổi
Tuổi gà12345678
Lượng thức ăn (g/con/ngày)2025304050507080

Bảng 2: Nhu cầu dinh dưỡng cho gà ở các giai đoạn

Chất dinh dưỡng Loại gà
Gà con 1-4 tuần tuổi Gà thịt 5-8 tuần Gà thịt 9 tuần – bán Gà hậu bị Gà đẻ
Đạm thô % 20 18 16 15 17-18
NLTĐ Kcal/kg 2.900-3.000 3.000 3.000 2.800 2.750-2.800
Xơ tối đa % 5 5 5 6 7
Ca % 1,0 1,0 1,0 1,0 3.5
P % 0,8 0,7 0,7 0,6 0,8
Lysine % 1,2 1,0 1,0 0,8 0,7
Methionine % 0,5 0,45 0,45 0,32 0,3

Bảng3: khẩu phần thức ăn tự trộn (tham khảo)

Nguyên liệu ĐVT 0-8 tuần 9-20 tuần Giai đoạn đẻ
Hàm lượng đạm % 20 16,5 18
Bắp tấm % 54 51 50
Cám gạo % 10 20 16
Đậu nành, xanh % 16 8 10
bánh dầu % 6 10 8
Cá, tép, ruốc % 10 5 9
Bột cỏ, rau xanh % 0,5 3,5 3
Bột xương, sò % 2,5 2,5 4
Tổng cộng % 100 100 100

Bảng 4: lịch tiêm ngừa một số bệnh ở gà bằng vaccine

Ngày tuổi Loại bệnh Cách ngừa
4 Dịch tả Nhỏ mắt, mũi
7 Gumboro Nhỏ mắt, mũi
10 Trái gà Đâm qua da cánh
21 Dịch tả lần 2 Nhỏ mắt, mũi
25 Gumboro lần 2 Nhỏ mắt, mũi
50-55 Dịch tả lần 3 Chích dưới da
Rate this post

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận