Kỹ thuật sản xuất giống ghẹ xanh

Theo Kinh Tế Nông Thôn

Ghẹ xanh là vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Cũng như nhiều loài thủy sản khác, khâu giống rất quan trọng, quyết định sự thành bại trong quá trình nuôi ghẹ. Để có con giống đảm bảo chất lượng, xin giới thiệu kỹ thuật sản xuất giống ghẹ xanh:

Xây dựng nhà trại

– Nước biển sử dụng để sản xuất giống phải trong sạch, độ mặn ổn định 30-34‰, các chỉ tiêu lý, hóa phù hợp với điều kiện sống của các loài thủy sinh vật. Nước ngọt phục vụ quá trình sản xuất giống cũng cần trong sạch, không ô nhiễm.

– Chọn vị trí xây trại có cấu tạo địa chất ổn định, địa hình bằng phẳng; hệ thống cấp, thoát nước thuận lợi. Vị trí xây dựng trại phải thuận lợi về giao thông và có thể sử dụng điện lưới quốc gia. Nhà trại phải đảm bảo thoáng mát trong mùa hè, ấm vào mùa đông.

– Số lượng và diện tích bể trong trại phụ thuộc vào công suất và quy mô sản xuất, tuy nhiên cần đảm bảo:

Bể lắng và xử lý nước biển: thường dùng bể xi măng có thể tích 300-500m3/bể.

Bể lọc là bể xi măng, thể tích 15-25m3/bể.

Bể nuôi giữ ghẹ mẹ: bể xi măng hoặc bể composit.

Bể xi măng phải bảm đảm khi sục khí không tạo ra các “góc chết”, thể tích 3-5m3/bể. Bể composit có dạng hình bán cầu, thể tích 1-2m3/bể.

Nên xem:   Các thuốc trị bệnh cho cá

Bể nuôi artemia sinh khối: bể xi măng hoặc composit, thể tích 1-1,5m3/bể.

– Đảm bảo đủ máy bơm, máy sục khí, kính hiển vi, tủ lạnh, que đun điện xô, chậu, vợt các loại…

Chọn và chăm sóc ghẹ mẹ

– Dụng cụ: thùng xốp, máy sục khí cầm tay.

– Chọn ghẹ mẹ từ nguồn khai thác tự nhiên khi tàu vừa cập bến. Sử dụng nguồn nước biển ngay tại vùng bắt ghẹ. Chọn con khỏe, các phần phụ đầy đủ, khối phôi dưới chân bụng phẳng mịn, tươi sáng, có màu sắc tương tự nhau, trọng lượng trên 100g/con. Sau khi bắt, bỏ ngay vào thùng xốp. Nếu vận chuyển đường xa cần mang theo nước biển dự trữ và giữ nhiệt độ ở mức 24-25 độ C. Về trại, thay nước trong thùng xốp bằng nước biển sạch. Việc thay nước tiến hành trong 30-60 phút.

– Lấy mẫu phôi ghẹ kiểm tra trên kính hiển vi để đánh giá chất lượng phôi và phân loại nhóm ghẹ mẹ có cùng giai đoạn phôi, đồng thời kiểm tra ký sinh trùng hoặc nấm trên phôi.

– Đưa ghẹ mẹ vào bể nuôi vỗ với nước được xử lý 10ppm EDTA. Hàng ngày cho ăn 1 lần trước khi thay nước với lượng thức ăn bằng 5-7% trọng lượng cơ thể. Thức ăn gồm tôm, nhuyễn thể, cá… được rửa sạch. Thay nước 1 lần/ngày. Kiểm tra phôi trên kính hiển vi 2 ngày/lần, theo dõi nhiệt độ nước, độ muối, pH… trong bể và ghi vào sổ nhật ký.

Nên xem:   Gà tre giá bao nhiêu? mua ở đâu? kỹ thuật nuôi gà tre

Ương nuôi ấu trùng

Bể ương ấu trùng được vệ sinh bằng Chlorine và Formol. Lắp sục khí trước khi cấp nước vào bể.

Nước biển cấp vào bể được lọc sạch và xử lý bằng Shrimp Favur với lượng 1ppm (1 phần nghìn), sục khí liên tục 24 – 30 giờ trước khi chuyển ấu trùng vào.

Khi phôi có màu xám đậm, vớt ghẹ mẹ nhẹ nhàng vào chậu nước biển pha với Formol 30 ppm và tắm trong khoảng 30 phút. Sau đó chuyển ghẹ mẹ vào bể nở, mật độ 1 con/bể. Sục khí 24/24 giờ, che ánh sáng đèn vào ban đêm hoặc che bể bằng bạt nhựa.

Không cho ghẹ mẹ ăn trong bể nở.

Theo dõi các bể nở và thời gian nở ở từng bể để chủ động chọn bể có ấu trùng tốt. Nên chọn bể có ấu trùng nở nhanh (nở trong khoảng 15 phút) và ấu trùng cuộn lại từng đám trên mặt bể.

Tắt sục khí khoảng 3 – 5 phút, bắt ấu trùng ra tắm Oxytracyline với nồng độ 0,005ppm trước khi chuyển sang bể ương. Tuyệt đối không sử dụng ấu trùng lơ lửng ở giữa hoặc ở đáy bể đưa vào bể ương.

Một số yếu tố lý hóa trong môi trường nước dùng ương nuôi ấu trùng từ giai đoạn Zoae đến ghẹ bột cần được bảo đảm theo chỉ tiêu kỹ thuật. Tuy nhiên, chỉ tiêu về độ mặn có thể thay đổi tùy thuộc vào vùng biển mà ghẹ bố mẹ phân bố nhưng không dưới 20‰.

Nên xem:   Baking soda NaHCO3 – Sodium Bicarbonate nguyên liệu tăng kiềm ao nuôi tôm

Mật độ thức ăn:

Mật độ ương ấu trùng thích hợp là 120 – 140 con/lít. Thời gian biến thái của ấu trùng kéo dài khoảng 18-22 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ nước.

Chế độ chăm sóc và quản lý có thể tiến hành như sau:

– Ấu trùng Zoae 1 đến Zoae 4: 12 – 13 ngày biến thái.

Cho ăn thức ăn tổng hợp Lansy, Firback và tảo khô 1 – 4 lần/ngày, mỗi lần 0,5 – 1g/m3.

Mầm phôi và nauplii của Artemia được duy trì trong bể với mật độ 3 – 20 cá thể/lít. Phòng bệnh nấm đỏ bằng Nystatin với liều lượng 0,5ppm.

Phòng bệnh phát sáng bằng Cephalexine, Erthromycine, Griseofulvin, Rifzid, TrimocozolF với liều lượng 0,85 – 1,5ppm.

Xi phông đáy bể và thay nước bể ương 3 ngày/lần.

– Ấu trùng Megalopae: 5 – 7 ngày biến thái.

Cho ăn Flake và thức ăn chế biến 5 lần/ngày với mật độ 3 – 5 con/lít.

Phòng bệnh xù đầu bằng Steptomycine với liều lượng 1 – 1,5ppm.

Xi phông đáy bể và thay nước bể ương 3 ngày/lần.

– Ghẹ bột: ương 5 – 6 ngày trong bể trước khi thả nuôi.

Cho ăn Flake và thức ăn chế biến 4 lần/ngày với lượng cho ăn 1 -2g/m3/lần.

Cho ăn Artemia trưởng thành 1 lần/ngày với mật độ 3 -5 con/lít.

Phòng bệnh đường ruột bằng bột vi sinh TZ 002 với liều lượng 0,5 – 1ppm.

Thay nước bể ương 2 ngày/lần.

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận