Cách chiết và ghép cây vú sữa – kỹ thuật nhân giống hiệu quả nhất

Vú sữa là loài cây ăn trái đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên cách nhân giống vú sữa thế nào thì không phải ai cũng biết. Niên Giám Nông Nghiệp hôm nay sẽ giới thiệu tới bạn cách chiết và ghép cây vú sữa hiệu quả nhé.

Đặc tính của cây vú sữa

Cây vú sữa có danh pháp khoa học là Chrysophyllum cainito trong Tiếng anh còn gọi là star apple. Chúng hiện nay phân bố trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, vú sữa xuất hiện từ xa xưa, thậm chí còn xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích ca ngợi tình cảm của mẹ dành cho con.

Quả vú sữa

 

Vú sữa là cây gỗ thường xanh. Chiều cao trung bình từ 4 tới 10 mét trong tự nhiên chúng có thể phát triển cao hơn nữa. Lá có hình bầu dục dài từ 5-10 cm, mặt dưới lá ánh lên màu óng khi nhìn từ xa.

Vú sữa có hoa nhỏ màu trắng tía, có mùi thơm dịu. Quả có hình cầu có đường kính khoảng 5 tới 8 cm. Quả có màu xanh khi chín chuyển sang màu tím. Quả có nhựa trắng khi xanh.

Hạt dẹt màu nâu nhạt trông như hạt quả hồng xiêm. Vú sữa ra quả theo mùa. Ở Việt Nam, loại vú sữa nổi tiếng nhất phải kể đến là vú sữa Lò Rèn tỉnh Tiền Giang. Hiện nay vú sữa được bán phổ biến tại khắp các chợ và siêu thị. Giá của vú sữa dao động trong khoảng 50k/kg.

Có nhiều cách để nhân giống cây vú sữa như ghép, chiết, gieo hạt,.. Mỗi cách nhân giống đều có những ưu nhược điểm riêng. Niên Giám Nông Nghiệp hôm nay sẽ giới thiệu hai cách nhân giống vú sữa vô tính tới bạn nhé.

Thời điểm để chiết cành và ghép cành

Một trong những yếu tố đáng lưu ý đầu tiên trong nhân giống cây vú sữa là chọn đúng thời điểm. Việc xác định đúng thời điểm sẽ giúp cành ra rễ nhanh hơn, mầm ghép mọc tốt hơn. Đồng thời ít ảnh ảnh hưởng tới cây mẹ, đảm bảo năng suất cây mẹ vào vụ tới.

Cây vú sữa có thời gian phát triển quả vào khoảng 200 ngày và cho thu hoạch vào khoảng đầu xuân. Do đó tương tự như các loài cây ăn quả khắc như xoài, khế, bưởi,.. thì vú sữa cũng nên được nhân giống vào mùa xuân sau khi kết thúc mùa quả.

Đây là thời điểm mà khí hậu ấm áp thích hợp cho sự phát triển của cây. Cây vừa kết thúc mùa quả sẽ tập trung cho phát triển và sinh trưởng. Không nên chiết vào mùa đông vì mùa này khí hậu thường lạnh và không ổn định.

Nên xem:   Khắc phục hiện tượng lá bưởi bị đốm vàng

Đồng thời đây là giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa. Chiết cây vào lúc này vừa không thuận lợi cho cành và mầm phát triển vừa ảnh hưởng tới năng suất ra hoa cũng như khả năng nuôi quả của cây mẹ sau này.

Chọn cây vú sữa tiến hành nhân giống

Có một số loại vú sữa được trồng tại Việt Nam, thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam như vú sữa Lò Rèn, vú sữa Bắc Thảo, vú sữa Bảy Núi, vú sữa Đồng Tháp, vú sữa Hoàng Kim,… Nhìn chung các loại vú sữa có nhiều đặc tính giống nhau. Bạn có thể chọn bất kì một loại để tiến hành nhân giống.

Cây vú sữa mẹ tốt nhất để tiến hành nhân giống là cây xanh tốt, sum xuê. Cây không được có dấu hiệu vàng lá, rụng lá hay bị sâu bệnh hại. Đồng thời bạn cũng nên lựa những cây có sức sống tốt.

Thông thường những người trồng vú sữa lâu năm sẽ lựa chọn những cây vú sữa có độ tuổi từ trên 5 năm để tiến hành nhân giống. Đồng thời những cây vú sữa này cũng nên có ít nhất một mùa quả để chắc chắn đúng giống và có khả năng cho trái.

Cách chiết cành cây vú sữa

Chọn cành chiết

Sau khi đã lựa chọn được các cây gốc để tiến hành nhân giống bạn cần lựa chọn những cành khỏe mạnh để tiến hành chiết. Các cành bánh tẻ không quá non cũng không quá già sẽ tốt nhất để chiết.

Các cành chiết nên có đường kính khoảng 2 cm và có vài cành con. Độ dài cành chiết nên vào khoảng 50 tới 60 cm để đảm bảo vừa đủ cho cây con sau này phát triển vừa không ảnh hưởng quá nhiều tới cây mẹ.

Khi chiết cành cũng nên chú ý, nên chọn những cành vượt để vừa đồng thời tiến hành tỉa cây luôn giảm bớt chiều cao của cây. Không nên chiết quá nhiều cành từ một cây mẹ. Thông thường một cây mẹ tốt chỉ nên chiết khoảng từ 5 tới 6 cành.

Lột vỏ

Sau khi chọn cành chiết thì tiến hành loại bỏ bớt cành già cỗi sâu bệnh và lá già khoanh vị trí tiến hành khoanh và lột vỏ. Dùng dao sắc khoanh nhẹ hai đường tròn quanh cành chiết. Hai đường tròn này cách nhau khoảng từ 2 tới 3 cm. Dao để chiết cành nên là các dao sạch để tránh lây nhiễm bệnh đặc biệt là nấm và vius.

Khoanh và lột vỏ

Nhiều người thắc mắc rằng làm sao để xác định độ sâu khi khoanh vỏ cây. Các chuyên gia chia sẻ rẳng, khi tiến hành khoanh bạn nên cảm nhận vỏ cây sẽ mềm hơn lớp lõi. Khi tiến hành khoanh khi cảm thấy hơi cứng hơn tức là bạn đã cắt hết lớp vỏ và đó là độ sâu cần thiết.

Tiếp tục rạch một đường giữa hai vết cắt và loại bỏ toàn bộ vỏ cây ở giữa hai vết khoanh tròn. Sau đó có thể dùng dao cạo nhẹ nhàng quanh lớp bỏ. Lưu ý cao nhẹ nhàng không quá sâu nhưng cần cao đều và hết xung quanh chỗ vừa bóc vỏ

Nên xem:   Cây mít bị xỉ mủ, chảy nước ở thân: Nguyên nhân "bất ngờ"

Tạo bầu đất

Đất dùng để bó cành nên là loại đất thịt giàu dinh dưỡng, có khả năng giữ nước tốt và thoát nước tốt. Khi tạo hỗn hợp bầu đất người ta có thể sử dụng đất sét pha để tăng khả năng giữ nước.

Đồng thời khi tạo bầu đất nên cho thêm rơm băng nhỏ, mùn hoặc một chút phân hữu cơ. Trỗn hỗn hợp đất với ít nước cho tới khi tạo độ ẩm cần thiết. Có thể trộn thêm một ít thuốc kích rễ để kích thích cây ra rễ tốt hơn.

Cách để kiểm tra đất đã đủ độ ẩm chưa là khi cầm trên tay, đất không chảy xuống cũng không bị vỡ ra. Dùng tay tạo thành các bầu đất có hình cầu. Đường tính dao động từ 25cm tới 35 cm.

Bó bầu và bọc ni lông

Kết thức quá trình chiết cành đó là bó bầu và bọc ni lông. Đem các bầu đất đã chuẩn bị sẵn bọc vào chỗ đã lột vỏ. Bạn nên tách đôi bầu đất, và bọc quanh sao cho chỗ lột vỏ ở chính giữa.

Bó bầu

Bạn nên chọn loại ni lông trong để dễ quan sát trong quá trình phát triển của rễ. Đồng thời ni lông trong có thể cho phép xác định thời điểm tốt nhất để tiến hành trồng cây. Các loại ni lông đen, ni lông màu vẫn có thể dùng được những không được khuyến khích vì sự cản trở tầm nhìn.

Bạn nên cắt ni lông thành các tấm hình vuông hoặc hình chữ nhật. Kích thước ni lông tùy thuộc vào kích thước bầu đất. Ni lông phải đảm bảo bọc kín toàn bộ bầu đất và có chỗ để cố định hai đầu.

Cuối cùng là tiến hành cố định hai đầu sau khi bọc ni lông. Có thể dùng dây lạt, dây dứa hoặc dây dù. Tiến hành buộc chặt ở hai đầu, có thể thêm một dây buộc ở giữa để bầu đất được chắc chắn hơn.

Cách ghép cây vú sữa

Chuẩn bị gốc ghép cây vú sữa

Chọn gốc ghép là một trong những yếu tố quan trọng. Gốc ghép nên đảm bảo yêu cầu có khả năng phát triển tốt và thích nghi tốt. Một số loài cây có thể ghép trên các gốc khác loài thậm chí khác họ.

Tuy nhiên vú sữa thông thường chỉ ghép trên các gốc có độ tuổi khoảng từ 1 năm trở nên. Tiến hành gieo hạt và chăm sóc cho tới khi cây đạt độ cao khoảng 80 cm tới 1 mét thì có thể tiến hành ghép.

Chọn cành, mắt ghép cây vú sữa

Có nhiều cách ghép cây vú sữa tùy thuộc vào cả độ tuổi của gốc ghép. Mỗi cách ghép sẽ có yêu cầu hơi khác nhau một chút. Nhưng nhìn chung cành và mặt ghép phải có độ sinh trưởng tốt.

Nên xem:   Cách khắc phục cây dâu tây bị bệnh thán thư

Thông thường cành và mắt ghép thường lấy ở gần ngọn cây. Những cành không nên quá non nhưng phải có độ sinh trưởng cần thiết. Nếu chọn đúng cành và mắt ghép tốt cùng với kĩ thuật ghép tốt, vú sữa cho cho quả sớm trong khoảng 2-3 năm sau khi ghép.

Cành ghép cũng như gốc ghép nên được chuẩn bị vào buổi sáng và ghép hết trong ngày. Nên tiến hành ghép vào những ngày râm mát. Những ngày nắng quá gắt có thể khiến mầm và cành ghép bị héo ảnh hưởng tới tỉ lệ nảy mầm của cành và mầm ghép sau này.

Các cách ghép cây vú sữa

Ghép cành

Ghép cành cũng có nhiều kiểu như ghép vát, ghép bên, ghép chữ V,.. Nhưng cách đơn giản nhất và được ứng dụng nhiều nhất ở những cây vú sữa có độ tuổi khoảng 1 năm đó là ghép vát.

Dùng cưa hoặc kéo cắt gang các gốc ghép tại vị trí cần ghép. Dùng sao sắc rạnh một đường dài khoảng 3 cm tại chính giữa gốc cây. Có thể dùng đầu dao nới lỏng vị trí vừa cắt để cành ghép có thể dễ dàng đưa vào.

Cắt gốc ghép cây vú sữa

 

Cành ghép nên có độ dài từ 5 tới 7 cm. Cành ghép nên có độ lớn tương đối gần bằng hoặc nhỏ hơn gốc ghép một chút để đảm bảo khả năng phát triển. Cành ghép nên có từ 2 tới 3 mầm ngủ. Tiến hành loại bỏ hết các lá để giảm sự thoát hơi nước qua lá.

Dùng dao sắc cát vát hai bên của cành ghép tại đầu gần gốc hơn. Bạn nên cắt thật gọn và thật chuẩn. Chỉ nên có một hoặc tối đa hai vết cắt ở mỗi bên của cành ghép. Tránh cắt nhiều lần.

Ghép cành vào gốc ghép sao cho sự tiếp xúc giữa hai phần là nhiều nhất. Sau đó dùng ni lông trong quấn chặt và cố định lại chỗ ghép.

Cố định lại gốc ghép

 

Ghép mắt

Ghép mắt thường áp dụng cho những cây vú sữa có độ tuổi tương đối lớn. Mắt ghép chỉ bao gồm một mầm. Dùng dao sắc cắt vát các mềm dài khoảng 1 tới 2 cm. Chú ý khi cắt lấy mắt phần dày nhất của mắt chỉ vừa chạm tới phần thân gỗ.

cách ghép mắt cây vú sữa

 

Tại gốc ghép dùng dao rạch một đường dài khoảng 2 tới 3 cm tại vỏ cây. Rạch thêm một đường tại chân vết cắt hoặc hai đường ở trên và ở dưới. Tách nhẹ lớp vỏ ra khỏi gốc ghép.

Đặt nhẹ nhàng mặt ghép vào phía bên trong vỏ sao cho mặt tiếp xúc là nhiều nhất. Sau đó cố định lại mặt ghép. Có thể dùng dây nhưng tốt nhất bạn nên dùng loại ni lông trong chuyên dụng cho ghép cây để tiến hành cố định.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Niên Giám Nông Nghiệp về cách chiết cành cũng như ghép cây vú sữa. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

4.3/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận