Các loại bệnh trên cây lộc vừng thường gặp

Lộc vừng là một trong những loại cây thân gỗ được trồng nhiều ở các gia đình. Tuy nhiên cây rất dễ gặp bệnh. Có rất nhiều bạn đã đặt ra câu hỏi cho những bệnh trên cây lộc vừng. Vậy trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các bệnh trên cây lộc vừng nhé!

Ý nghĩa của cây lộc vừng

Là loại cây được trồng nhiều trong mỗi gia đình nên cây lộc vừng chắc hẳn phải mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Theo quan niệm của người xưa, họ cho rằng trồng loại cây này trước nhà sẽ mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Ngoài ý nghĩa về phong thuỷ thì cây lộc vừng còn là loại cây giúp tỏa bóng mát che nắng cho khoảng sân trước nhà. Nó có hoa màu đỏ rực rỡ nên còn có thể làm cây trang trí thêm cho không gian sống của gia chủ.

Nếu bạn chưa biết thì cây lộc vừng còn được sử dụng để nấu canh chua. Nó cũng được sử dụng kèm theo ở những món gỏi cuốn. Một số bộ phận như hạt hay rễ cây còn được ứng dụng trong Đông Y. Trong Tây Y người ta sử dụng lộc vừng để tạo ra những chất kháng sinh hoặc kháng viêm.

Đặc điểm của cây lộc vừng

Lộc vừng vừa là loại cây cảnh, cây phong thuỷ được trồng ở nhiều nơi. Vậy bạn đã biết nó có những đặc điểm gì chưa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Đặc điểm hình thái

Cây lộc vừng là loại cây phổ biến và được trồng ở nhiều nơi. Nó có mặt từ Nam Á, Úc đến Đông Nam Á. Đối với Việt Nam loại cây này có mặt ở rải rác các tỉnh thành trên đất nước. 

Cây lộc vừng là loại cây thân gỗ. Loại cây này có sức sống khá tốt và có thể tồn tại trong nhiều năm. Cây lộc vừng không quá cao, trung bình nó chỉ có chiều cao từ 0.5m đến 5m. 

Nên xem:   Trị bệnh xoăn lá ngọn, héo lá già cho cây dưa lê

Tán lá của lộc vừng khá rộng và tỏa đi khắp nơi. Ở nước ta thì lộc vừng được phân ra thành nhiều loại khác nhau. Phân theo lá cây thì được chia thành 2 loại là lá tròn và lá dài. Ngoài ra thì người ta cũng phân nó theo màu hoa. Có 3 loại phổ biến đó lá lộc vừng vàng, đỏ và trắng

Khi non thì lá lộc vừng sẽ có màu đỏ tía và càng về già nó sẽ càng có màu xanh đậm. Hoa của lộc vừng mọc thành từng dây dài. Khi nở rộ có màu đỏ tươi và có hương thơm thoang thoảng ấn tượng. Quả lộc vừng có màu nâu, hình cầu và có vỏ bên ngoài khá cứng. 

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển

Lộc vừng có khả năng sinh trưởng và phát triển khá tốt. Thông thường hoa của lộc vừng thường nở từ tháng 3 đến tháng 8.

Cây lộc vừng bị đốm lá

cây lộc vừng

Bệnh đốm lá là một trong những bệnh thường gặp nhất ở cây lộc vừng. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh này như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé! 

Nguyên nhân cây lộc vừng bị đốm lá

Bệnh đốm lá ở lộc vừng thường do nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên nguyên nhân thường gặp nhất đó chính là bệnh rỉ sắt. 

Triệu chứng và tác hại

Ban đầu trên lá chỉ xuất hiện một vài chấm nhỏ li ti. Tuy nhiên sau đó những chấm nhỏ này sẽ lan rộng ra cả lá. Những vết này có màu nâu đậm hoặc màu đen. Ở giúp đốm đậm hơn so với viền bên ngoài, viền ngoài thông thường chỉ có màu vàng nhạt. 

Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng thì cả lá sẽ bị vàng, cháy lá và lan dần ra những vị trí khác của cây. Thông thường thì bệnh sẽ phát triển ở những lá già trước, sau đó sẽ lan ra những lá non. 

Bệnh đốm lá gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến cây kém phát triển, rụng lá và gây bệnh cho toàn cây.

Cách chữa trị

Để điều trị bệnh đốm lá cho cây lộc vừng các bạn hãy mua thuốc Anvil hoặc Coc85. Bạn có thể mua thuốc tại những cơ sở chuyên cây trồng hoặc chuyên bán thuốc bảo vệ thực vật. Sử dụng theo đúng hướng dẫn trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến của người bán.

Cách phòng tránh bệnh đốm lá trên cây lộc vừng

Để phòng ngừa bệnh đốm lá cho cây lộc vừng các bạn cần tuân thủ đúng lịch trình phun thuốc cho cây. Khi thấy có triệu chứng cần được xử lý kịp thời. Không nên bón phân cho cây quá nhiều, dư thừa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. 

Nên xem:   Điều trị cây táo bị nhiễm bệnh thối quả

Cây lộc vừng bị héo lá

Hiện tượng héo lá xảy ra ở hầu hết các loại cây trồng trong đó có cây lộc vừng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra loại bệnh này. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem nhé!

Nguyên nhân cây lộc vừng bị héo lá

Một số nguyên nhân gây nên bệnh héo lá ở cây lộc vừng như:

Thiếu chất

Cây lộc vừng tuy có khả năng sinh trưởng và phát triển tự nhiên khá tốt nhưng chúng cũng cần được bổ sung chất dinh dưỡng và các khoáng chất phù hợp. 

Thời tiết khắc nghiệt

Khí hậu ngày càng khắc nghiệt và có sự biến đổi nhiều. Khi nhiệt độ lên quá cao cũng khiến cho cây lộc vừng bị thiếu nước, dẫn đến không đủ chất để nuôi lá. Chính vì vậy các bạn sẽ nhận thấy cây lộc vừng bị héo lá khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao.

Úng nước

Tưới quá nhiều nước cũng là một trong những nguyên nhân khiến lộc vừng bị héo lá. Khi có quá nhiều nước đất sẽ ẩm ướt và thiếu không khí. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển. Sau một thời gian dài nếu cây vẫn bị úng nước thì rễ sẽ bị thối. 

Khi rễ cây bị thối sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây. Chính vì vậy cây sẽ dần héo úa và chết.

Ngộ độc phân bón

Có nhiều bạn lầm tưởng rằng phải bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng cho cây nên bón phân liên tục. Cách làm này hoàn toàn sai lầm. Khi bón phân quá nhiều cũng sẽ tạo điều kiện cho những loại nấm, ấu trùng và vi khuẩn có hại gây bệnh.

Cách chữa trị

Để chữa trị cây bị héo lá thì việc đầu tiên các bạn cần làm đó chính là xác định nguyên nhân gây ra bệnh. Khi tìm được nguyên nhân gây bệnh thì căn cứ để có thể chữa trị cho cây. Tưới nước và bón phân một cách hợp lý để cây có thể sinh trưởng khỏe mạnh. 

Khi thấy cây có dấu hiệu héo lá, việc tưới nước và bón phân hợp lý thì có thể do đất đã khô cằn. Các bạn hãy thay đất cho cây để cải thiện tình trạng héo lá.

Lộc vừng bị sâu đục thân

Khi trồng cây lộc vừng các bạn sẽ gặp rất nhiều loại sâu bệnh. Một trong những loại đó chính là sâu đục thân. Loại sâu này sẽ đục thân cây và lấy đi chất dinh dưỡng. Khiến cây hết chất dinh dưỡng và không thể nuôi cây. Biểu hiện đó chính là lá cây bắt đầu rụng và vàng dần.

Cách chữa trị

Khi gặp phải trường hợp này các bạn cần sử dụng các loại thuốc để loại bỏ sâu bệnh. Các loại thuốc thường được bà con sử dụng như: Vifu – super 5GR, Regent 0.3G, Marshal 5G. Trước tiên các bạn hãy sử dụng thuốc xịt quanh gốc cây. Sau đó phun trực tiếp vào các vết đục trên thân cây. 

Nên xem:   Khắc phục cây thiên lý vàng lá vàng bông rụng bông

Để việc diệt sâu trở nên hiệu quả hơn các bạn hãy dùng bông gòn thấm thuốc và bịt kín những lỗ bị sâu đục. Mỗi ngày nên thực hiện khoảng 3 lần. Cứ sau khoảng 3-5 ngày các bạn nên làm một lần. 

Cách phòng tránh lộc vừng bị sâu đục thân

Để phòng tránh sâu bệnh đục lỗ trên cây các bạn cần chú ý phun thuốc định kỳ. Chăm sóc cây thường xuyên để kịp thời phát hiện ra sâu bệnh gây hại. Tưới nước và bón phân một cách hợp lý. Không sử dụng đất nhiễm sâu bệnh để trồng cây.

Kỹ thuật trồng cây lộc vừng hạn chế bệnh 

cây lộc vừng

Để lộc vừng sinh trưởng và phát triển tốt, ít gây bệnh thì ngay từ khi trồng cây các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Chuẩn bị cành giống

Việc chuẩn bị cành giống là một trong những điều khá quan trọng. Cành giống được chọn là những cành có kích thước khoảng 3cm đến 5cm. Vỏ cây phải dày và có chứa nhiều nhựa sống. Cành giống được lấy từ những cây khoẻ mạnh, không có sâu bệnh gây hại. 

Địa điểm trồng cây lộc vừng

Địa điểm trồng lộc vừng là điều kiện để giúp cây phát triển khoẻ mạnh. Tốt nhất các bạn nên trồng cây ở nơi có đầy đủ ánh sáng mặt trời. Không trồng cây ở những nơi bị bóng râm che mất. Nếu trồng những loại lộc vừng bonsai thì các bạn cần thay đất phù hợp cho cây.

Bón phân cho lộc vừng

Không nên sử dụng những loại phân bón thúc cây nhanh chóng như phân đạm, phân sunphat. Khi trồng lộc vừng trong chậu thì các bạn nên bón những loại phân như NPK vi sinh. Chỉ nên mua loại có nồng độ N nhỏ hơn 10%. Để tránh cây bị quá tải thì nên trộn với bột xỉ than và rải lên mặt đất. Phân sẽ tự ngấm vào đất một cách tự nhiên.

Tưới nước hợp lý

Bạn cần tưới nước cho cây một cách hợp lý. Với những ngày trời râm mát, chỉ nên tưới cách vài ngày một lần. Vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, cây cần một lượng nước lớn hơn để duy trì sự sống. Chính vì vậy cần tưới nước cho cây mỗi ngày một lần. 

Bài viết trên đây hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích cho các bạn. Lộc vừng là loại cây mang lại nhiều ý nghĩa và cũng không khó trồng. Vậy còn chần chừ gì mà các bạn không tiến hành trồng cây ngay nào!

Theo: Nguyễn Hiền

1/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận