Cần làm gì khi phát hiện lươn bị tuột nhớt và chết?

Lươn bị tuột nhớt là dấu hiệu bệnh thường gặp trong quá trình nuôi loài này. Các chuyên gia đã xác định nguyên nhân gây ra bệnh tuột nhớt và gây chết lươn là do bệnh đốm đỏ, xuất huyết. Vậy làm cách nào để xử lý và phòng ngừa bệnh này, mời bà con theo dõi ngay sau đây.

lươn bị tuột nhớt

Bệnh đốm đỏ, xuất huyết ở lươn do một loại vi khuẩn có tên là Aeromonas hydrophila gây ra. Bệnh thường tấn công ở loại lươn hương, lươn giống và thời điểm đủ điều kiện xuất thương phẩm. Khi nhiễm bệnh, biểu hiện rõ nhất của con vật là chúng bị xuất huyết toàn thân, tuột nhớt, vùng hậu môn của lươn bị sưng và xuất huyết. Đốm xuất huyết trên da khá nhỏ, xuất hiện ở vùng xung quanh miệng, nắp mang, mặt bụng của con vật. Đặc biệt vùng vây không bị xuất huyết.

Đối với bệnh này, bà con nên xử lý như sau: trước khi cho lươn vào bể cần phải xử lý nước thật kỹ. Hòa Chlorin 15 – 20 ppm hoặc thuốc tím 10 ppm vào nước hồ nuôi. Hạn chế nuôi với mật độ quá dày. Thay nước hồ định kỳ 1 tuần/lần hoặc sử dụng thuốc tím để tắm cho lươn.

lươn bị tuột nhớt

Khi lươn đã mắc bệnh, dùng một trong hai loại thuốc Oxytetracyline hoặc Florphenicol để điều trị. Liều lượng nên tuân thủ theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.

Trên đây là những lưu ý khi gặp tình trạng lươn bị tuột nhớt. Bà con nên chú ý quan sát để phát hiện sớm bệnh và có phương pháp điều trị cho đàn lươn, tránh bệnh lây lan sang cả những con khỏe mạnh.

Nên xem:   Khắc phục cho tôm sú hết da xanh

Câu hỏi

Thân mình lươn khô ráp – tuột nhớt – là dấu hiệu điển hình khi chúng bị vi khuẩn gây hại.

Hợp tác với 3N/VTC16

Video hướng dẫn

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận