Kỹ thuật chăm sóc cây mai

Cây mai không chỉ để chơi tết mà còn là nghề kinh tế. Trồng và chăm sóc cây mai đã trở thành nguồn thu nhập kinh tế chính của nhiều hộ gia đình.

Một cây mai có giá trị hay không sẽ được đánh giá dựa trên độ to, sần sùi của gốc cây và thế cây mai. Không những vậy cây mai sẽ thật sự quý  khi nó nở rộ đúng vào dịp Tết đến xuân về.

Vậy hôm nay tôi và các bạn sẽ cùng nhau đi tìm hiểu các đặc thù cũng như kỹ thuật trồng mai đúng chuẩn. Làm sao để mùa mai nào cũng là mùa mai bội thu của bà con trồng cây cảnh nhé.

Cách chăm sóc cây mai đúng kỹ thuật

Như bà con đã biết việc chăm sóc mai thì duy trì cả năm. Nhưng để chơi mai thì chúng ta lại chỉ chơi vào dịp tết. Chính vì vậy việc chăm sóc cây mai vàng sẽ có những đặc thù qua từng giai đoạn phát triển của cây trong năm. Chúng ta cùng đi tìm hiểu cụ thể nhé.

Giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch

Sau khi cây ra hoa để đón chào tết cây sẽ bị suy yếu, sinh trưởng kém đi nhiều. Đây là giai đoạn cây mai cần được chăm sóc và phục hồi

Bà con tiến hành cắt tỉa khoảng 25 % các cành chìa, cành nhỏ để tập trung chất dinh dưỡng cho cây. Đầu năm tỉa cây đến cuối năm cây sẽ mọc lại vừa đẹp nên bà con yên tâm.

Chăm sóc cây mai

Thay đất cho cây mai vàng

Trong khi tiến hành thay đất bà con nên cắt bớt phần rễ cây. Việc này sẽ giúp cây dễ dàng hút các dưỡng chất từ đất.

Đất trồng mai vàng bà con cần chuẩn bị trấu, xơ dừa, phân động vật và đất thịt. Bà con tiến hành trộn đều. Khi trồng bà con rải một lớp trấu xuống cuối cùng. Lớp trấu này sẽ giúp cây mai thoát nước tốt, chống tình trạng ngập úng.

Bón phân cho cây mai vàng

Như đã nói với bà con đây là giai đoạn cây mai cần được chăm sóc để phục hồi lại cây. Nên việc bón phân ở giai đoạn này là cực kỳ quan trọng để giúp cây sinh trưởng mạnh.

Bà con nên dùng phân hữu cơ để bón cho cây. Vì nếu dùng phân vô cơ cây sẽ dễ bị xót và còi cọc.

Nên xem:   Cây thường xuân nếu không trồng trong nhà bạn sẽ hối hận cả đời

Tưới nước cho mai vàng

Một điều bà con cần lưu ý là khi chăm sóc cây mai tuyệt đối không được tưới cây bằng nước máy. Cây mai có đặc tính ưa nước sông, hồ, nước mương. Những loại nước này rất giàu dưỡng chất nên sẽ có lợi cho việc sinh trưởng của cây mai.

Tùy vào đang là mùa hè hay mùa đông mà các điều chỉnh lượng nước tưới cho cây sao cho hợp lý.

Giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 4

Khí hậu ở trong miền nam tầm cuối tháng 3 sẽ bắt đầu có những cơn mưa đầu mùa. Khi những cơn mưa này kết thúc cũng là thời điểm cây mai vàng sinh trưởng và phát triển mạnh.

Để đảm bảo cho giai đoạn phát triển của cây mai bà con cần dùng phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học. Cần đảm bảo cung cấp cho cây mai lượng đạm cao để cây phát triển tối đa.

Đây là giai đoạn thường xuyên có những cơn mưa nên bà con lưu ý tỉa cành lá. Mục đích của việc này để giữ cho cây mai thông thoáng, tránh bệnh tật. Tiến hành phun thuốc phòng ngừa bệnh cho cây mai vàng.

Chăm sóc cây mai

Giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 6

Đây là giai đoạn cây tích trữ chất dinh dưỡng và ổn định dáng cây. Vì vậy thời điểm này hợp lý cho bà con uốn nắn, tạo dáng cho vườn cây cảnh của mình.

Bà con lưu ý nếu cành nào không thích phải tiến hành bấm cắt luôn khi cành còn bé. Tránh trường hợp để dài mới cắt sẽ khiến cho cây mai bị mất sức. Bình thường vào cuối tháng 6 sẽ là lần uốn dáng cây cuối cùng. Nếu năm nào nhuận thì sẽ uốn cây lần cuối vào tháng 7.

Ở giai đoạn này mưa bắt đầu nhiều hơn. Nên bà còn cần chú ý phát hiện bệnh của cây kịp thời để tiến hành cắt bỏ hay phun thuốc phòng ngừa cho cây.

Giai đoạn tháng 7 – tháng 8

Đây là thời điểm khí hậu thường xuyên mưa nên bà con lưu ý  hơn. Chú ý xem cây mai có bị nấm không. Phần đất ở chậu cũng cần lưu tâm để tránh bị đọng nước. Từ tháng 7 trở đi nhện đỏ bắt đầu xuất hiện gây hại cho cành và lá. Nên bà con cần để ý để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Ở giai đoạn này cây mai vàng bắt đầu phát triển nụ hoa. Nên bà con cần cố gắng giữ lá sum suê để cây quang hợp tốt. Có như vậy thì nụ mới đâm chồi nảy lộc nhiều được.

Từ giai đoạn này trở đi – cụ thể là từ tháng 7 bà con ngừng hẳn việc tỉa tót cho cây. Bây giờ bà con chỉ tập trung sao cho cây không bị nấm bệnh, ngập úng là được.

Giai đoạn tháng 9 – tháng 10

Đây là giai đoạn cây mai hình thành nên cây mai đã ngừng phát triển. Lá cây từ giờ sẽ già đi và rụng. Việc của bà con là giữ được cho tán lá cây mai sum suê đến tháng 12.

Ở giai đoạn này tùy theo đặc điểm của từng vùng mà bà con có cách chăm sóc tán lá cây mai một cách hợp lý. Ít lá hay nhiều lá quá đều không tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của cây mai.

Nên xem:   Kỹ thuật trồng chuối sứ cực đơn giản cho năng suất cao

Giai đoạn tháng 11 – tháng 12

Đây là giai đoạn hoàn chỉnh quá trình chăm sóc cây mai. Vì vậy đây là thời điểm quyết định đến chất lượng của cây mai. Hoa mai có thể nở sớm, nở muộn hoặc màu sắc không được đẹp thì đều sẽ không có lợi cho việc kinh doanh của bà con

Trong giai đoạn này bà con tiến hành bón thúc bổ sung phân lân và kali cho cây mai. Phân lân bà con có thể rải luôn trên mặt đất mỗi cây khoảng 200 – 250 g là hợp lý. Phân kali thì bà con pha vào nước rồi tiến hành tưới cho cây mai.

Đầu tháng 12 bà con tiến hành bón bổ sung phân úc cho cây mai để hạn chế tình trạng rụng hoa. Chú ý đến đất ở chậu để điều chỉnh lượng tưới tiêu sao cho hợp lý.

Cách phòng và điều trị các bệnh thường gặp ở cây mai vàng

Kinh doanh cây cảnh là một nghề đem lại nguồn thu nhập khá lá lớn và tiềm năng. Nhưng để có những chậu mai đẹp mắt và đắt giá thì việc chăm sóc lại không hề đơn giản.

Bây giờ tôi sẽ chỉ ra cho bà con một số bệnh thường gặp ở cây mai để bà con có phương pháp xử lý kịp thời nhé.

Bệnh từ nhện đỏ trên cây mai vàng

Nhện đỏ thường có kích thước khá là nhỏ nên nếu không để ý bà con sẽ khó mà phát hiện ra.

Cây mai khi bị loài nhện này cắn sẽ có hiện tượng lá cây mai có những đốm màu trắng. Lâu dần lá đó sẽ trở nên sần sùi và biến thành màu nâu đen. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mai.

Cách phòng trị  bệnh

Bà con tiến hành trồng các cây mai xa nhau. Tránh trường hợp bị sít chạm vào nhau. Đảm bảo độ thông thoáng cho vườn mai

Hàng ngày sau khi tưới cây các bạn đi kiểm tra từng cây một để có biện pháp can thiệp phun thuốc kịp thời. Nếu khó nhìn bà con có thể dùng kính lúp để hỗ trợ tìm kiếm nhện đỏ.

Bệnh đốm đồng tiền trên cây mai vàng

Biểu hiện của bệnh đốm đồng tiền là bà con sẽ thấy trên cành cây mai xuất hiện những đốm nhỏ hình tròn hoặc hình bầu dục. Màu sắc của đốm bệnh này thường là màu xám xanh, xám trắng.

Về lâu dài nếu không phát hiện và xử lý các đốm bệnh sẽ lan ra toàn bộ thân cây gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ của cây mai.

Cách phòng trị chống bệnh

Bà con tiến hành trồng các cây hay các chậu thưa nhau. Trồng cây ở khu vực có nhiều ánh sáng sẽ giúp ngăn chặn bệnh cũng như hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của bệnh.

Đối với những cây mai đã bị bệnh bà con có thể tiến hành dùng bàn chải cọ sạch những đốm bệnh trên thân cây mai. Ngoài ra bà con còn có thể quét vôi trực tiếp lên thân cây vào đầu mùa mưa để hạn chế phòng chống tối đa bệnh đốm đồng tiền xâm nhập vào cây.

Nên xem:   Hoa sữa - kẻ đầu độc thầm lặng vô cùng nguy hiểm

Bệnh nấm hồng trên cây mai vàng

Giai đoạn cây mới bị bệnh bà con sẽ thấy trên thân cây sẽ có những đốm nhỏ. Sau đó se lan ra hết các cành gây ra tình trạng rụng lá, rụng hoa. Thấp chí cành khô, chết.

Bệnh này bà con sẽ gặp nhiều vào mua khô hơn. Mùa mưa bệnh này thường ít gặp hơn. Những cây bị bệnh của sẽ thuyên giảm khi mùa mưa tới.

Cách phòng trị bệnh

Vào mùa khô bà con phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra cây mai của mình. Khi phát hiện ra cây mai bị bệnh thì tiến hành phun thuốc xử lý bệnh ngay tránh để tình trạng lây lan sang các cây khác.

Tiến cành cắt bỏ những cành lá đã bị bệnh đem tiêu hủy để bệnh không có cơ hội lây lan rộng. Khi cắt bà con đừng tiếc cành mà cắt nông, bà con cần cắt sâu cách chỗ bệnh tầm 1- 3 cm vì nấm bệnh thường ăn sâu vào cành mà chưa biểu hiện ra.

Bệnh bọ trĩ trên cây mai vàng

Bệnh này biểu hiện rõ nhất ở những lá mai non mới ra. Con bệnh sẽ đẻ trứng ở những đọt non mới ra. Sau đó hút nhựa của lá để lại những đốm li ti màu trắng.

Những lá bị bệnh sẽ soăn lại và khô cứng. Con bệnh sẽ hút hết ở lá này rồi lại di chuyển đến những lá non khác của cây mai. Bệnh này bà con sẽ gặp nhiều vào mùa khô hơn là mùa mưa.

Cách phòng trị bệnh

Để phòng cũng như khắc phục loại bệnh này bà con có thể dùng những vòi xịt mạnh trực tiếp lên cây mai. Những con bọ trĩ hay trứng mầm bệnh sẽ theo nước và bị rửa trôi đi.

Bà con cũng nên tiến hành phun thuốc để phòng cũng như trị bệnh này ở cây mai một cách triệt để

Bệnh sâu ăn lá trên cây mai vàng

Như bà con đã biết sâu là một loài ăn gây hại cho tất cả các giống cây trồng và mai cũng không phải là ngoại lệ.

Sâu thường tấn công nhiều ở những đọt lá non mới ra. Chúng sẽ gặm làm cho lá cây trở nên nham nhở, vàng úa. Cây sẽ thiếu sức song không phát triển được.

Cây mai bị sâu tấn công sẽ còi cọc, ít lá, ra ít bông gây thiệt hại kinh tế cho bà con.

Cách phòng trị bệnh

Trong quá trình chăm sóc mai bà con phải thường xuyên kiểm tra. Nếu sâu ít bà con hãy bắt bằng tay và loại bỏ những con sâu gây bệnh.

Nếu trường hợp sâu quá nhiều bà con có thể tiến hành phun thuốc để diệt sâu một cách triệt để. Tránh trường hợp sâu bệnh còn sót lại gây bệnh cho cây mai.

Trên đây tôi đã chỉ ra cách chăm sóc cũng như phương pháp điều trị những bệnh thường gặp ở cây mai. Nếu bà con biết phương pháp cũng như kỹ thuật làm thì việc trồng mai sẽ trở nên cực kì đơn giản. Trồng mai thành công sẽ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con.

Chúc bà con thành công!

Theo: Băng Giá

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận