Trâu có hiện tượng bị ho: Biện pháp khắc phục

Cũng giống như ở người, hiện tượng ho ở trâu bò không phải là một bệnh mà là triệu chứng của bệnh, thường là bệnh đường hô hấp. Nếu trâu bị ho thì bà con nên sử dụng biện pháp khắc phục thế nào? Sau đây là một số gợi ý cho bà con.

Bệnh nhiễm giun phổi kế phát viêm phổi mãn tính

trâu bị ho

Triệu chứng bệnh: trâu ho nhiều, kém ăn, ít vận động, gầy ốm.

Cách khắc phục:

– Nếu trâu mắc bệnh lúc thời tiết lạnh thì nên giữ ấm cho con vật.

– Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo.

– Dùng thuốc điều trị giun phổi: dùng Ivermectil tiêm cho trâu 1 lần vào buổi sáng, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì của thuốc. Tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 4 ngày. Liều lượng lần 1 và lần 2 như nhau.

– Dùng kháng sinh để điều trị viêm phổi mãn tính: nên kết hợp các loại như sau: Amox-LA hoặc Genmo-LA hoặc Tylogen tiêm cho trâu ngày 1 lần. Liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất trên bao bì sản phẩm.

– Để giảm triệu chứng viêm thì nên sử dụng Dexamethason tiêm ngày 1 lần.

– Để trợ sức, trợ lực và tăng sức đề kháng thì nên kết hợp tiêm Vitamin C, Vitamin B1, B12 và Cafein tiêm cho trâu ngày 2 lần. Liều lượng tuân thủ hướng dẫn từ nhà sản xuất.

Nên xem:   Nuôi ngan sinh sản thu tiền trăm triệu

Với phác đồ điều trị trên, chỉ sau khoảng 1 tuần thì những con trâu bị ho sẽ hoàn toàn bình phục.

Bệnh viêm phổi

trâu bị ho

Triệu chứng bệnh: bệnh có thể xuất hiện ở cả trâu và bò, tỉ lệ bê, nghé dưới 1 năm tuổi mắc bệnh cao hơn các con trưởng thành. Bệnh viêm phổi xảy ra vào mùa lạnh, không khí khô, buốt. Thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần, sau đó con vật có dấu hiệu mệt mỏi, kém ăn, sốt cao đến hơn 40 độ và sốt liên tục, chảy nước mắt, nước mũi, thở khó, hay ngóc cổ. Đặc biệt, con vật ho rất nhiều và thường ho khạc, có khi kèm mủ. Cơn ho nhiều hơn từ khuya và sáng sớm.

Ngoài ra, do phổi bị viêm và tổn thương nên không khí lưu thông khó khăn, khiến cho niêm mạc ở mắt và miệng của con vật bị xung huyết đỏ sẫm, sau cùng là tím tái. Tỉ lệ chết của trâu bò khi bị viêm phổi lên đến 60-70% nếu không được điều trị nhanh chóng, kịp thời. Bệnh có thể chuyển biến thành mãn tính và kéo dài nhiều tháng.

Cách khắc phục

trâu bị ho

Để trâu luôn khỏe mạnh, sức đề kháng cao, không bị ốm vặt ngay cả khi trong thời điểm giao mùa, bà con cần thực hiện một số biện pháp:

– Giữ ấm cho trâu bò, tách khỏi đàn để con vật nghỉ ngơi.

– Hạ sốt bằng Marnagin – C và Phar-NalginC.

Nên xem:   Quy trình nuôi cá trắm đen – đầu tư ít, lợi nhuận cao

– Dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ thú y, liều lượng tùy thể trạng từng con vật.

– Vệ sinh chuồng trại 1 lần/ngày liên tục trong 1 tuần. Sau đó định kỳ khử trùng 2 tuần/lần.

Nhìn chung khi thấy trâu bị ho bà con nên nghĩ ngay đến những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Biện pháp cần làm ngay là cách ly con vật bị bệnh khỏi đàn để khoanh vùng bệnh, tránh lây lan, sau đó là vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đồng thời tiêm phòng đầy đủ cho cả đàn trâu, bổ sung vitamin, khoáng chất để con vật luôn khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật.

trâu bị ho

Câu hỏi

Trâu bị ho vào nhiều vào đêm xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Khắc phục hiện tượng trâu bị ho

trâu bị ho

– Dùng thuốc IVERMECTIN, tiêm bắp 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày

– Dùng ENROFLOXACIN hoặc AMOXICILLIN hoặc DOXYCYCLINE hoặc OXYTETRACYCLINE, tiêm bắp 1 lần/ngày/5 ngày liền

– Dùng CAFEIN + VITAMIN B1, C, tiêm bắp 1 lần/ngày/3-5 ngày liền

– Dùng thuốc CATOSAL 3% tiêm bắp 1 lần/ngày/3 ngày liền để

– Bổ sung VITAMIN ADE, khoáng chất PREMIX vào thức ăn cho ăn 1 tháng liền.

Video hướng dẫn

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận