Gà bị liệt chân – gà bị bại liệt uống thuốc gì nhanh khỏi?

Một trong hai hoặc có thể liệt cả 2 chân – đây là hiện tượng rất thường gặp trong chăn nuôi gà. Nguyên nhân và cách phòng trị ra sao?

Một trong những triệu chứng ở gà mà các hộ nông dân chăn nuôi lo lắng nhất chính là tình trạng liệt chân ở gà. Đàn gà trở nên ủ rũ, hay nằm, chán ăn, do đó trọng lượng sụt giảm nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cả chất lượng thịt. Sau đây là nguyên nhân và cách chữa gà bị liệt chân.

Gà có thể bi liệt 1 chân hoặc 2 chân. Tuy bệnh này không gây ra tỉ lệ chết quá cao, chỉ từ 5-10% nhưng lại khiến mọi hoạt động bình thường của con gà trở nên rất khó khăn. Vì không thể ăn uống bình thường nên những con gà bị liệt thường rất yếu và cân nặng không đảm bảo. Gà ở tất cả lứa tuổi, nuôi theo bất cứ hình thức nào đều có nguy cơ gặp tình trạng liệt này. Do đó, bà con cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và phòng bệnh cho đàn gà của mình.

Gà bị liệt chân do thiếu Canxi hoặc loãng xương

Bệnh xảy ra trong khoảng thời gian đang úm gà. Gà ở độ tuổi từ 15 – 30 ngày tuổi. Khoảng thời gian này, hệ miễn dịch và các cơ quan nội tạng, hệ tiêu hóa của gà chưa hoàn thiện. Vì vậy, gà dễ mắc các chứng bệnh nếu không bảo vệ và cung cấp dinh dưỡng tốt.

Gà con bị liệt chân do thiếu can xi

Gà con bị liệt chân do thiếu can xi

 

Nên xem:   Bò mẹ bị mất sữa: Nguyên nhân và cách khắc phục

 

Trong khoảng thời gian này, người nông dân muốn thúc gà lớn nhanh bằng cách cho ăm cám, bột ngũ cốc hoặc là thức ăn tăng trọng công nghiệp. Cần phải lưu ý rằng các loại thức ăn này có hàm lượng canxi rất hạn chế. Làm thiếu hụt vi lượng này hoặc vitamin D3 trong máu gà. Vì lẽ đó gà có thể tăng cân nhanh, nhưng khung xương của gà không phát triển tương ứng. Dần dần, gà yếu, khó đi và liệt chân.

Với trường hợp này bà con cần phải bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho gà, đặc biệt là Canxi và vitamin D3. Tỉ lệ Canxi cần bổ sung là 50% theo dạng đá vôi thô và 50% đá vôi mịn.

 Do bị thiếu Mangan và gây ra bệnh Perosis

Triệu chứng phổ biến khi gà bị thiếu Mangan là chân sẽ sưng to và cánh, chân đều bị ngắn đi bất thường. Kèm theo đó là những khớp ở bàn chân gà sẽ bị biến dạng, rất dễ nhận ra khi quan sát bằng mắt thường.

Với trường hợp gà bị liệt chân do thiếu Mangan, bà con cần bổ sung thêm Mangan cho gà và cần cung cấp cho đàn gà chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng các nguyên tố Mn – Ca – P.

Gà bị liệt chân do viêm da, bàn chân

Biểu hiện là ở phần bàn chân gà sẽ bị loét da, thậm chí còn bị hoại tử.

Nên xem:   Bò đực xù lông, ăn kém, uống ít nước là mắc bệnh gì?

Lúc này bà con cần ngay lập tức bổ sung men sống và Biotin vào khẩu phần ăn của gà, đồng thời giảm độ ẩm, vệ sinh sạch hệ thống thông gió và hạn chế để gà tiếp xúc với nước hết mức có thể.

Gà bị liệt chân do bị bệnh Marek

Với bệnh lý này, thường xuất hiện trên gà trưởng thành, từ 4-7 tháng tuổi. Khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh gà dần dần liệt chân. Biểu hiện như sau:

–       2 Chân không đều, 1 chân đưa về trước, 1 chân đưa về sau.

–       Cổ và cánh cũng gặp khó khăn trong cử động.

–       Gà đồng thời bị tiêu chảy

Gà bị liệt chân do bệnh marek

Gà bị liệt chân do bệnh marek

 

Với trường hợp này, bà con cần nhanh chóng cách ly gà bệnh. Khẩn trương vệ sinh, tẩy uế chuồng trại để tránh lây bệnh diện rộng. Sử dụng các thực phẩm chức năng tăng đề kháng cho gà. Các bạn có thể tham khảo bài viết : Bệnh marek ở gà đã đăng trên website này, để hiểu hơn về nguyên nhân và cách chữa của bệnh.

Thật không may, với bệnh này biện pháp hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc xin. Tham khảo bài viết: Cách tiêm và lịch tiêm vắc xin cho gà.

Gà bị liệt chân trong quá trình ấp trứng.

Trong quá trình đẻ trứng và ấp trứng, gà mái bị thiếu nhiều dinh dưỡng và canxi. Kết hợp với việc nằm lì trong ổ thời gian dài, mà không đi kiếm ăn, khiến cơ bắp gà bị tiêu biến.

Nên xem:   Lợn có hiện tượng bị thiếu canxi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Điều này có thể dẫn đến gà bị bại liệt tạm thời. Với trường hợp này, chỉ cần cho gà nghỉ ngơi, kết hợp tập vận động và dinh dưỡng là sẽ nhanh chóng hồi phục cơ chân.

Tổng kết lại: Gà bị liệt chân cho uống thuốc gì?

Xem thêm: Cách xử lý khi gà ủ rũ, đi ngoài phân trắng

– Bổ sung chất khoáng và các vitamin vào khẩu phần ăn cho gà. Hiện nay phổ biến nhất là sử dụng dạng Premix khoáng và vitamin cho gà ăn liên tục và tuân thủ theo liều lượng như chỉ dẫn trên bao bì của sản phẩm.

Cần chăm sóc dinh dưỡng và tiêm phòng cho gà

Cần chăm sóc dinh dưỡng và tiêm phòng cho gà

 

– Dùng vitamin A, D, E và vitamin B1 hòa vào nước sạch cho gà uống tự do hàng ngày. Đối với những con đã có biểu hiện liệt hoặc chân bị biến dạng thì dùng vitamin B1 tiêm trực tiếp vào phần bắp ở cánh. Liều lượng là từ 0.5 – 1ml/con và tiêm liên tục trong vòng 5-7 ngày. Nếu có điều kiện thì nên tiêm trong 10 ngày.

Để phòng ngừa gà bị liệt chân thì cần kết hợp cả 2 cách trên, vừa bổ sung Premix khoáng và vitamin, vừa hòa vitamin A, D, E, B1 vào nước cho gà uống hàng ngày để gà được cung cấp đầy đủ chất và không bị liệt.

Tiến hành tiêm vắc xin bệnh Marek cho gà mới nở.

Bên cạnh đó, để đảm bảo những con gà liệt sẽ nhanh hồi phục thì nên tách chúng ra khỏi đàn. Mục đích là để chúng không bị những con gà khỏe mạnh cùng đàn giẫm đạp lên gây tổn thương hoặc chết và khẩu phần thức ăn hàng ngày cũng không bị tranh giành hết.

Theo: Chủ tịch oét

 

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận