Cách nuôi bò nhanh lớn – Kỹ thuật nuôi bò thu nhập 100 triệu

Cách nuôi bò thịt nhanh lớn, năng suất cao. Đang là vấn đề nhiều hộ bà con muốn tìm hiểu để cải thiện mô hình chăn nuôi. Bò là loại gia súc mang lại hiệu quả kinh tế cao. bò được nuôi để lấy sữa, lấy thịt hoặc làm giống. Hiện nay, bò thịt được nhiều hộ gia đình lấy làm mục tiêu chăn nuôi.

Cách nuôi bò thịt mang lại hiệu quả tối đa

Bò được xem là gia súc chính ở nước ta. Hầu như ở làng quê, mỗi gia đình đều nuôi từ 2 – 3 con bò để tăng thu nhập cho gia đình. Không những thế, hiện nay các trại chăn nuôi bò để lấy thịt được dựng lên khá nhiều. Với số lượng từ vài trăm đến vài nghìn con. Vừa cung cấp lượng thịt lớn cho thị trường. Vừa tạo công ăn việc làm cho bà con xung quanh khu vực.

Ngoài bò thịt, các hộ dân và trang trại còn nuôi bò sữa, bò giống. Tuy nhiên, những loại giống này không được mở rộng rãi. Bởi vì quy trình chăn nuôi có phần phức tạp và khắt khe hơn bình thường. Chính vì nguyên nhân này, bò thịt vẫn được cho là sự lựa chọn hàng đầu.

Nuôi bò thịt bao lâu thì xuất chuồng?

Theo như nhiều chuyên gia nông nghiệp đã nghiên cứu. Bò thịt chỉ nên nuôi tối đa là 20 tháng tuổi là có thể giết thịt. 20 tháng tuổi không phải là một con số mà các chuyên gia tự nghĩ ra. Điều này hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học.

Nên xem:   Gà bị đau mắt, viêm mắt có bọt, nguyên nhân và cách chữa nhanh khỏi

Bò là loài gia súc phát triển theo từng giai đoạn. Thời điểm bò phát triển mạnh mẽ nhất là khoảng thời gian vừa được sinh ra đến khi trưởng thành, phát triển tính dục. Rơi vào thời điểm từ 18 – 20 tháng tuổi. Thời gian tiếp đó đên năm năm, bò phát triển chậm. Tiến tới gian đoạn ngừng sinh trưởng.

Qua đó cho thấy 20 tháng tuổi là độ tuổi thích hợp để bò cho thịt. Lúc này chất lượng thịt đem lại rất tốt. Thịt có màu đỏ, săn chắc, không quá mềm như bê và không dai như bò trưởng thành.

Chọn giống nuôi

Điều quan trọng trong kỹ thuật nuôi bò đem lại lợi nhuận kinh tế cao là chọn giống bò. Bò được nuôi ở nước ta chủ yếu là loài bò vàng truyền thống. Giống bò này thường có khối lượng nhỏ. Trung bình 150 -200 kg nên lượng thịt tương đối ít. Vóc dáng bé, còn được gọi là bò cóc. Tuy nhiên, giống bofnafy lại có ưu điểm thích nghi tốt, dễ chăn nuôi. Chống chịu bệnh tốt, đẻ nhiều.

Hiện nay, bò vàng đang được tích cực nhân rộng giống. Lai tạo với các loại bò như: bò lai sin, bò grama, bò cha ro lai. Để tạo ra con lai có khối lượng lớn mà lại có khả năng chống chịu với các loại bệnh tốt. Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi giống rộng rãi ở nước ta. Nhiều giống bò thịt đã được nhập khẩu như bò: Grammater. Có khả năng kháng một số bệnh. Thích hợp với việc chăn nuôi ở các khu vực nóng ẩm như ở nước ta.

Cách chữa bò giống mới mua về bị phình bụng

Khi còn ở trại giống, bê còn bú sữ mẹ nên ú sữa, nhìn rất ưng ý. Đặc biệt là những loại bò lai, bò 3B, có mông cong, đít to,lông mượt. Tuy nhiên, khi mua về chăm sóc sau vài tháng. Bò có hiện tượng chậm phát triển. Bụng chướng phình rất to.

Nên xem:   Khắc phục gà bị thiếu canxi, phốt pho, vitamin D

Có hai nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này:

  • Bắt bê khi còn quá non, bê bị mất sức.
  • Cho ăn thức ăn nước quá sớm.

Nhiều bà con mắc sai lầm trong khi cho bò con ăn quá nhiều thức ăn nước. Không nên cho bê ăn quá nhiều lần trong một ngày khiến bê bị sình bụng. Tăng lượng tinh bột trong khẩu phần ăn của bê con và hạn chế uống nhiều nước. Dùng Axitaxetic 15ml hòa nước cho bê con uống nếu như đã thay đổi khẩu phần ăn mà bê vẫn chướng bụng.

Các lưu ý khi nuôi bò thịt

Bò có khả năng sinh trưởng bù, đây là cách thích nghi đặc biệt của chúng vào những mùa khan hiếm thức ăn. Trong thời điểm này, bò chậm phát triển hơn các thành viên trong đàn. Trông chúng khá gầy gò ốm yếu, tuy nhiên sau khi trải qua khoảng thời gian này. Lượng thức ăn được cung cấp đầy đủ. Chúng sẽ nhanh chóng lấy lại vóc dáng mập mạp.

Với nhiều vùng chăn nuôi bò ở miền bắc. Thường xảy ra tình trạng khan hiếm thức ăn xanh vào mùa đông. Vì vậy bà con nên trồng thêm cỏ thâm canh bên cạnh mô hình chăn nuôi bò thịt. Đó là một trong các cách nuôi bò hiệu quả. Để đảm bảo lượng cỏ luôn được cung cấp đầy đủ cho bò ngay cả trong các tháng khô hạn.

Thức ăn cho bò

  • Đối với bò nuôi nhốt, không nên cho ăn cỏ một ngày 2 lần.
  • Thay thế khẩu phần bằng rơm, cỏ xen kẽ. Sáng cho ăn rơm, chiều cho ăn cỏ.
  • Cung cấp đầy đủ 20 -30lit nước / con /ngày.
  • Thức ăn cho bò trong ngày cần đảm bảo về lượng dinh dưỡng, thành phần hóa trong mỗi loại cỏ. Không phải cứ cho bò no căng bụng là bò sẽ cho nhiều thịt.
Nên xem:   Điều trị gà ủ rũ, xù lông, mào thâm, gật gù, bỏ ăn

Ngoài cỏ, bà con nên bổ sung một số loại chất dinh dưỡng khác như cám gạo, bã đậu, bã ngô hoặc bã rượu. Những loại thức ăn này dễ kiếm, rẻ, nhưng lại cung cấp nhiều dưỡng chất cho bò. Giúp hệ thống đường ruột chúng sạch sẽ hơn.

Mô hình chăn nuôi bò áp dụng khoa học công nghệ

Một mô hình chăn nuôi gia súc đạt hiệu quả cao là mô hình áp dụng khoa học công nghệ. Kết hợp chăn nuôi với trồng cỏ cung cấp thức ăn cho bò. Một trong những cách nuôi bò hiệu quả chính là mô hình chuồng trại hợp lý.

Chuồng nuôi bò cần được xây theo hướng phù hợp, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Tránh được gió lùa, có phiên bao tránh gió, tránh nắng. Máng ăn xây dựng hợp lý, phù hợp với kích thước từng loại bò. Nên xây máng ăn có cách ngăn để tránh lãng phí thức ăn khi bò ăn không hết.

Đầu tư thêm trang thiết bị sơ chế thức ăn cho bò: Máy xay cỏ, xay bắp ngô, khoai sắn. Đặc điểm của bò là ợ lên nhai lại. Bò chỉ ăn hết sạch thức ăn khi thức ăn được cắt nhỏ vừa phải.

Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích cho bà con. Giúp bà con hiểu biết thêm về cách nuôi bò, kỹ thuật nuôi bò hiệu quả. Chúc bà con thành công!

Rate this post

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận