Kỹ thuật đỡ đẻ cho heo nái hiệu quả nhất

Sau hoàn tất công tác phối giống lợn thì một việc nữa quyết định tới số lượng. Và sức khỏe của lợn con là đỡ đẻ. Chắc chắn các bác nuôi lợn sinh sản, lợn đại bạch quan tâm đến kỹ thuật đỡ đẻ cho heo nái.

Hướng dẫn kỹ thuật đỡ đẻ cho heo nái cho bà con chăn nuôi. Công tác chuẩn bị từ A đến Z có những cái gì, việc kiểm tra như thế nào.

Kiểm tra trước khi heo đẻ

Ta nên đi kiểm tra vào buổi tối trước một hôm nó đẻ. Sẽ thấy heo bồn chồn, vú căng, hoa bắt đầu chảy dịch ra khác với nước ối. Thấy dịch thì hôm tới nó mới đẻ còn nước ối thì tầm hai ba tiếng nữa là nó sẽ sinh. Nên là mọi người cần nhận biệt được dịch nhầy trắng và dịch nhầy hồng, ta nên lưu ý vấn đề này.

ky thuat do de cho heo nai

Chúng ta kiểm tra phần xương chậu của con heo nó có mở rộng hay chưa? Bầu vú bóp đã có sữa hay chưa, sữa kiểu phun mạnh chứng tỏ sắp sinh, chỉ ba bốn tiếng sau thôi. Còn sữa mà chỉ rặn rất ít thì phải một ngày sau nó mới sinh.

Trước khi đón heo sinh thì chúng ta phải tỉa lông đuôi rồi lông xung quanh cơ quan sinh dục. Rửa sạch tất cả các sàn cùng toàn thân mình con heo. Các thứ cần làm trước bà con làm thật kỹ, thật rõ ràng với kỹ thuật đỡ đẻ cho heo nái.

Tránh để đến lúc nó bẩn dính vào heo con. Thứ hai lỡ chẳng may dính vào bộ phận sinh dục dễ gây viêm nhiễm. Bởi vậy công đoạn chuẩn bị cho heo nái ta phải làm thật chu đáo, làm thật gọn gàng. Chuẩn bị các thứ đầy đủ để mà đón những chú heo “cục vàng” chuẩn bị ra.

Đến buổi tối con heo bỏ ăn và có hiện tượng chuẩn bị sinh, chân cẳng cào cấu. Có dịch nhầy hồng chính là nước ối biểu hiện sắp sinh. Bóp bầu vú có sữa, nhiều con bắn ra theo từng tia, thế là heo sắp sinh.

Dấu hiệu heo khó đẻ

Xác định phải thức trắng đêm để trực đón những chú heo, hỗ trợ phần nào đấy những cục vàng. Bởi vì khi đẻ nếu ta chưa có ở trực tiếp. Rất có thể bị heo mẹ đè lên, hoặc là ngạt thở do dịch nhầy dính khắp ở khoang mũi, khoang miệng.

Làm sao lau hết dịch dính ở heo. Việc nhỏ nữa quan trọng trong kỹ thuật đỡ đẻ cho heo nái nhé. Thời điểm mà thấy heo sắp đẻ thì ta phải cắt móng tay, găng tay, dầu rửa chén.

Nên xem:   Kỹ thuật thiến heo để heo nhanh lớn

Con nào nước ối ra nhiều rồi mà hoa vẫn chưa nở to. Rất có khả năng là một trường hợp sinh khó, cần trợ giúp nhiều.

ky thuat do de cho heo nai

Chuẩn bị sẵn sàng để mà nếu heo đẻ khó thì ta phải luồn tay vào mà lôi ra. Hoặc là dùng cần trợ phối thì ta cũng phải luồn tay vào một đoạn. Móc dây trợ phối vào miệng con heo để lôi ra. Hỗ trợ phần nào đấy giúp heo nái đỡ mất sức rặn.

Đỡ đẻ cho heo nái chẳng có gì khó với ai chăm chỉ chứ kỹ thuật đỡ đẻ cho heo nái không khó. Thứ nhất là chịu khó chăm chút, thứ hai là chịu khó vệ sinh sạch sẽ. Đỡ đẻ thì máu, dịch rây ra nhiều, đã xác định yêu chăn nuôi thì chúng ta phải chịu khó lúc này.

Chuẩn bị dụng cụ

Xác định nuôi heo nái ta phải tỉ mỉ một tí, chịu khó một tí. Nếu đỡ đẻ cho heo vào mùa đông ta nên sắm một quạt sưởi sợi đốt.

Về các dụng cụ cần có ở kỹ thuật đỡ đẻ cho heo nái chẳng có gì nhiều cả. Đầu tiên lồng để đựng heo nhỏ, ta nên lót bao tải hoặc vải để chân nó không bị lọt. Thứ hai bóng sưởi để heo khô người, tiếp nữa đó giẻ mềm, đã giặt sạch sẽ.

Thứ tư là bộ dao đầy đủ lúc mà ta cắt rốn, kẹp bông, thiến heo,… Và quan trọng nhất đó là thuốc kích đẻ và xi lanh mà tiệm thú y nào cũng bán.

Thời điểm mà con heo bắt đầu ra được một con rồi thì ta nên tiêm nó một mũi. Để giúp nó đẩy heo con ra dễ dàng hơn, đỡ mất sức hơn. Về thuốc trợ lực thì ca nào sinh khó ta mới tiêm, bình thường suôn sẻ thì thôi. Nhưng ta vẫn cứ luôn cần có mua sẵn.

Dây trợ đẻ bằng inox, khi mà ta chẳng luồn tay vào được thì cần phải chuẩn bị cái này. Khi ta luồn vào mắc miệng heo con thì rút dây lại và lôi ra. Tất nhiên có cảm nhận và ai quen mới thao tác được.

Không thể thiếu đó là thuốc sát trùng, phần dây buộc rốn ta cũng cần sát trùng kĩ trước.

Lúc con heo đang rặn đẻ thì bà con kiểm tra một chút xem heo con còn đạp. Để kiểm tra thì ta sờ bụng cảm nhận.

Cách đỡ đẻ cho heo cơ bản

Thời buổi heo con đắt đỏ đến mấy triệu một con. Thì kỹ thuật đỡ đẻ cho heo nái là việc cần coi trọng.

Để nhẳm đảm bảo ít rủi ro thiệt hại trong lúc heo nái sinh con và đảm bảo được giữ sức cho nó. Ta phải làm công tác chuẩn bị thật chu đáo.

Nên xem:   Cách tẩy giun sán cho lợn sau sinh

Dấu hiệu heo sắp đẻ

Heo nái sẽ chửa đến một trăm mười bảy hôm sau phối. Thời gian có thể cộng trừ năm hôm nên là nhiều khi đến hôm đẻ mà heo nái vẫn chưa gì. Thì bà con chúng ta không quá lo lắng, vội vàng tiêm oxytocin sẽ ảnh hưởng vỡ tử cung.

Trước sinh sẽ có những dấu hiệu như bồn chồn, khó chịu, việc đi lại khó khăn. Thứ hai nữa sẽ có một số dấu hiệu như âm hộ sưng to, có dịch nhầy hồng chảy ra.

Phần vú sưng và dần tiết nhiều sữa, ta dễ dàng kiểm tra bằng cách bóp. Thấy sữa bắn thành tia. Sau đó một đến bốn tiếng heo sẽ đẻ, nên bà con chúng ta cần sắp sửa luôn là vừa.

Ta phải sắp xếp đầy đủ khi nào heo sinh làm ngay. Gồm một số giẻ mềm sạch đẻ lau chùi, sát trùng, kéo cắt và dây buộc. Nước sát trùng thì ta phải đun ấm.

Lồng úm heo con

Các dụng cụ như chậu đựng nhau rồi lồng úm cũng phải cẩn thận. Sau sinh heo con cần nhiệt cao, tránh để chúng bị lạnh dẫn đến cảm, dễ mắc bệnh sau này gây thiệt hại.

Lồng ta hàn sẵn hoặc đóng bằng gỗ, trải thảm lên để heo con không lọt chân. Mắc bóng sưởi, dùng thùng cactong rải giẻ, rơm, hay bạt để đảm bảo độ giữ nhiệt.

Tại vì sau sinh heo con cần nhiệt từ ba mươi đến ba mươi lăm. Tại trong bụng mẹ đang ấm mà đột nhiên bị lạnh thì sẽ dễ mắc các bệnh về sau này. Nên là cần chuẩn bị lồng úm để đảm bảo cho nó, chỉ cần mấy giờ đầu thôi.

Công tác vệ sinh

Vấn đề tiếp theo là ta cần vệ sinh sạch âm hộ của heo nái. Khá cần thiết để tránh các bệnh viêm. Lau cho heo nái bằng nước sát trùng ấm, tránh lau nước lạnh. Trước đó một hôm còn tắm cho heo và cọ chuồng đẻ.

Một số hộ gia đình nuôi heo nái mà chưa bấm đuôi từ đầu thì dùng kéo xén toàn bộ lông đuôi. Nếu ở nơi vệ sinh kĩ thì không sao rồi. Nếu mà ở sàn xi măng hay đất dính quất vào heo con thì không tốt.

Chuồng xi măng ta có thể trải rơm lót lên trong quá trình heo đẻ.

Tới thời điểm heo nái sinh ta phải có sẵn giẻ lau heo nhỏ hết dịch. Đặc biệt các vị trí khoang miệng, khoang mũi, mắt, đầu. Người mà ướt quá thì bà con chúng ta lau sơ qua luôn.

Nên nhớ là lau cho heo ta đừng nên dùng vải thô quá. Bởi người heo con sinh ra mềm mỏng dễ bị rách da và trầy xước.

Cách cắt dây rốn lợn con

Vấn đề tiếp theo heo con sinh ra chúng ta phải buộc dây rốn. Chúng ta phải vuốt các chất trong dây rốn cách bụng tầm 5 cm. Ta vuốt vào và buộc tính phía bụng heo con ra đến ba cm.

Nên xem:   Địa chỉ bán heo rừng giống, mua heo rừng lai ở đâu?

Ta buộc dây dù hoặc dây gì đó cũng được, phải sát trùng sạch sẽ để tránh vấn đề viêm nhiễm. Dùng kéo sạch để cắt dây chừa lại 1 cm, mọi người nên chú ý buộc từ từ. Buộc chặt đừng xiết quá mạnh sẽ dễ dẫn đến đứt dây rốn.

Sau đó ta tiếp tục cắt dây rốn phía ngoài dây buộc. Đoạn ta cũng chừa lại 1 – 2 cm, đừng cắt quá gần mối buộc để tránh bị tuột dây. Sau đó ta dùng thuốc sát trùng iodin bôi lên vết vừa cắt xong.

Bà con thả luôn ở lồng bởi heo con cần đảm bảo về mặt nhiệt. Heo nái đẻ sáu đến bảy con rồi thì đem đi ăn sữa mới luôn.

ky thuat do de cho heo nai

Chuẩn bị đưa heo bú bà con lau lại vú một lần nữa với nước sát trùng. Nhằm heo bú sữa tốt nhất và ít bị nhiễm bẩn.

Lưu ý khi tiêm kích đẻ

Không nên tiêm trước lúc heo sinh mà phải đợi sau khi được một đến hai con. Kiểu thời gian sinh mà lâu quá bà con mới tiêm 4 – 5 cc. Để giúp heo nái đẩy heo con ra nhanh hơn.

Nếu heo nái sinh chậm quá thì trong lúc sinh ta mới tiêm kích. Nhiều gia đình thấy chậm quá sốt ruột tiêm ngay rất nguy hiểm, dẫn đến vỡ tử cung.

Nếu heo nái đẻ khó ta phải tính trước biện pháp hỗ trợ. Nếu bà con mới chăn nuôi ít kinh nghiệm nên gọi thú y để thao tác giảm tối đa rủi ro.

Anh chị nào tự tin cứ theo kỹ thuật đỡ đẻ cho heo nái nên sát khuẩn rồi đeo găng tay. Giảm tối đa có thể tổn thương cho heo. Lôi một hai con ra xong rồi thêm kích đẻ đỡ phần nào heo nái.

heo con

Heo đẻ bọc làm thế nào?

Một số con mà nó đẻ bọc thì bà con phải bóc cái bọc ra. Và lấy giẻ khô lau mồm nó ngay để cho nó được thở. Bởi thế bà con phải trực, không thể bỏ để đấy mà không trông được đâu.

Còn bình thường thì nó đẻ thuận cũng như người mà, nhưng con đẻ bọc thì cần phải bóc ra ngay. Bà con phải trực để lợn con không bị ngạt khí. Nhất là trong giai đoạn giá lợn đắt, một con lợn giống nuôi được bốn chục hôm là đã hai triệu rồi.

Nếu nuôi heo rừng, heo rừng lai sẽ nhàn hơn ở công việc này. Bởi chúng tự làm được hết khi đẻ, ta chỉ cần thỉnh thoảng ngó qua chứ không chú trọng hỗ trợ đỡ đẻ.

Chuẩn bị đầy đủ theo kỹ thuật chúng tôi giới thiệu cộng với việc chăm heo con mới đẻ đúng cách. Chắc chắn bà con sẽ có đàn heo hao hụt thấp và bán được giá.

Theo: Thủy Tiên

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận