Phác đồ trị bệnh Gumboro trên gà

Thời điểm nào gà hay bị mắc gumboro? Hướng dẫn xử lý khi đàn gà bị mắc bệnh. Cách điều trị bệnh gumboro trên gà và một số bệnh mắc kèm gumboro.

Trị dứt điểm bệnh gumboro trên gà

Xin hỏi chuyên gia đàn gà nhà tôi được ba tuần có biểu hiện xù lông, bỏ bữa, nằm một chỗ, mổ ra thấy cơ đùi cơ ngực có xung huyết, có máu. Dùng vacxin DIB nhưng chưa khỏi. Vậy đó là biểu hiện của bệnh gì và xin cách chữa trị?

Đàn gà có biểu hiện nóng sốt và có đến khoảng nửa bầy nằm trên sàn. Theo chuyên gia đàn đã bị mắc GUMBORO. Vacxin dùng như trên chưa đúng để điều trị bệnh này. Xử Lý theo cách sau

Nhỏ lại vacxin LAZOTA, pha một con một liều, mỗi con 1 – 2 ml nhỏ trực tiếp luôn

Cho uống T.COLIVIS 1,5 gam; ANTIGUM 1,5 gam; SUPERVITAMIN cũng 1,5 gam.

Ba thứ đó chung lại hòa vào một lít nước. Cho đàn gà uống thoải mái tự do bốn ngày đêm liền. Những con gà nào nằm bệp không tự uống được. Thì các bạn phải lấy nước thuốc đó bơm trực tiếp cho uống.

Gà uống liên tục hết đến đâu lại pha đến đấy. Và không được để thiếu nước lúc nào cả. Máng uống các bạn phải hạ thấp xuống sát nền.

benh gumboro tren ga

Con nào đứng dậy được thì nó sẽ khỏi, mà muốn để cho nó không bị chết. Thì những con nằm bệp các bạn bắt nhốt riêng ra. Đừng để những con khỏe dẫm đạp lên. Trong lúc đi lại nó sẽ dẫm đạp lên sẽ chết. Làm đúng như lời chuyên gia hướng dẫn thì sau bốn ngày sẽ khỏi.

Khắc phục gà bị bệnh gumboro

Gia đình tôi có đàn gà nuôi thịt năm mươi con đã được bốn mươi ngày tuổi. Vài hôm trở lại đây gà có triệu chứng bỏ bữa, có màu phân trắng. Chúng ủ rũ, một số con bị tím mào. Sờ chân gà thấy nóng, hiện đang điều trị bằng thuốc thú y nhưng không hiệu quả. Hỏi chuyên gia đàn gà đang mắc bệnh gì và hướng xử lý?

Các bạn cần quan sát kỹ trên đàn gà và có các dấu hiệu sau đây là đã bị bệnh gumboro. Thứ nhất tức là gà nó tụm lại một chỗ, nó bỏ ăn, bỏ ăn rất là nhiều. Gà đứng như kiểu đứng chầu rìa đĩa bạc. Tức là tất cả đàn gà đứng tụm lại một chỗ, xếp thành từng đống một như vậy.

Đầu nó cụp xuống và các bạn sờ thấy chúng rất là nóng. Nếu quan sát phân thì thấy phân màu trắng nhớt và tỷ lệ chết thì tăng dần lên. Tỷ lệ chết mỗi ngày một tăng và nó xuất hiện ở ngày thứ hai ngày thứ ba sau đó sẽ giảm dần. Thì đấy là bệnh gumboro

Nên xem:   Khắc phục heo bị sốc phản vệ do tiêm thuốc
benh gumboro tren ga

Để phòng được bệnh GUM thì biện pháp tốt nhất vẫn là mình làm vacxin cho gà khi nó được năm hôm. Nhắc lại mũi thứ hai vào lúc mười bốn hôm và nhắc lại mũi thứ ba vào lúc hai mươi ba ngày thôi.

Thời điểm gà bị mắc gumboro

Ngoài ra thì không có thuốc điều trị khi bị mắc bệnh này. Cho nên với đàn gà trên thì cách điều trị tích cực tốt nhất là chúng ta sẽ nhốt gà tại chuồng. Vì bệnh gumboro có thể xảy ra sớm nhất vào lúc mười lăm ngày và thậm chí có thể là bảy ngày.

Nhưng mà thông thường là từ hai mươi mốt ngày và thậm chí có thể kéo dài tới năm mươi ngày. Và ở đay đàn gà được bốn mươi ngày nằm trong khung của thời điểm dễ bị bệnh gumboro. Và các dấu hiệu như trên mô tả thì chuyên gia nghiêng về gumboro.

Cách điều trị

Về điều trị thì bệnh này không thể dùng kháng sinh được. Mình điều trị bằng phương pháp sau đây. Các bạn mua một lọ thuốc KTG về tiêm cho gà. Nhớ là KTG này phải bảo quản lạnh. Và khi tiêm thì các bạn tiêm cho mỗi con 1 ml.

Ngoài ra thì sẽ cho toàn bộ đàn gà uống nước một cách thỏa mãn. Trong nước đấy thì phải có bốn chất như sau bổ sung vào:

– Đường gluco 5 %. Nếu bốn mươi con thì chỉ cần pha năm lít. Thì cho lấy khoảng độ hai lạng rưỡi đường vào.

– Còn lại là các chất điện giải, B complex, T.colivit thì các bạn pha theo tỷ lệ. Thế và chế trong ba bình nước. Để sát xuống nền trấu cho gà dễ uống. Chứ không để cao lên vì gà lúc này bị yếu rồi.

Nếu không uống được nước thì sẽ nhanh chết. Còn uống được nước có thuốc thì sẽ hồi phục nhanh vì đây là bệnh do virus. Mà các bạn không được dùng kháng sinh, dùng đến đâu thì gà chết đến đấy.

Cho nên là bệnh này chỉ có thể điều trj bằng cách tăng lực với lại tiêm với KTG thì rất là tốt.

Khống chế bệnh gumboro trên gà

Gà ba mươi tám ngày có triệu chứng ủ rũ, phân trắng, lảo đảo. Xin hỏi mắc bệnh gì và cách điều trị?

Theo chuyên gia cho rằng đây là hiện tượng bị bệnh gumboro và kết hợp với nhiễm khuẩn kế phát thì gây ra hiện tượng đó. Thế thì thực ra bệnh gumboro là bệnh mà chúng ta hoàn toàn có thể phòng được. Nếu như chúng ta sử dụng vacxin để phòng bệnh gumboro trên gà.

Thế nhưng mà khi nó bị bệnh rồi thì chúng ta cần phải điều trị thôi. Chuyên gia khuyên dùng thuốc như sau

Dùng kháng thể kháng virus gumboro. Thế với 38 ngày tuổi theo chuyên gia nên tiêm mối một mũi 1,5 ml. Tiêm ba ngày với liều liên tiếp như vậy để diệt virus gumboro.

Bên cạnh đó thì chúng ta phải chữa hiện tượng nhiễm khuẩn kế phát. Ở đây nên dùng thuốc CEFTIOFUR hoặc là NORFLOXACIN. Cho nó uống một lần trên ngày, liên tục trong năm ngày. Liều lượng theo hướng dẫn.

Nên xem:   Kinh nghiệm nuôi thỏ, chăm sóc thỏ

Tiếp đó chúng ta cần chú ý phải nâng cao sức đề kháng cho chúng. Bằng cách là dùng chất điện giải gluco C, hòa cùng vitamin tổng hợp rồi hòa với cả men tiêu hóa. Cho uống thay nước liên tục trong vòng từ ba tới năm ngày.

Thế và sau khi nó khỏi bệnh rồi thì chúng ta phải dùng vacxin gum để gây miễn dịch cho đàn gà. Cứ như vậy là sẽ ổn định thôi.

Cách điều trị bệnh gumboro ghép cầu trùng trên gà

Nuôi được bốn mươi ngày, mấy hôm nay phân trắng xanh. Mổ khám quan sát lấm chấm đỏ ở đùi và ruột. Manh tràng chỉ có máu. Xin chuyên gia cho biết gà bị bệnh gì và cách điều trị?

benh gumboro tren ga

Theo như mô tả ở trên chứng tỏ đùi và ruột có xuất huyết thế nhưng mà lại nói là manh tràng không bị sưng, có máu. Nếu như mà không sưng và không có máu thì khả năng là gà đã mắc gumboro.

Thế nhưng mà manh tràng của nó không sưng mà lại có máu thì chứng tỏ là bệnh gum ghép với cầu trùng. Chữa gumboro thì chúng ta phải dùng kháng thể gum theo hướng dẫn giống ở các phần trên.

Bởi đây là bệnh gây ra bởi virus không có thuốc điều trị đặc hiệu. Mà chỉ thêm kháng thể thụ động. Đưa kháng thể thụ động cho con gà để nâng cao sức đề kháng. Bệnh này tiến triển sẽ phá vỡ hệ thống miễn dịch ở gà.

Khi mà gà mắc bệnh này thì nó mất khả năng phòng vệ, từ đó tạo cơ hội cho các bệnh khác xâm nhập. Và sẽ gây kế phát, đây mới là nguyên do gây gà chết nhiều. Chính vì thế nên các bạn hãy mua kháng thể GUM cho toàn đàn. Nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng dùng theo cách nào (tiêm hay uống), liều lượng bao nhiêu. Làm đúng theo hướng dẫn.

Một mặt nữa cũng bổ sung thêm chất trợ sức trợ lực cho gà như

VITAMIN, điện giải, men tiêu hóa, các acid hữu cơ,…

Tùy theo điều kiện mua được loại nào thì dùng loại đó. Tuân thủ theo chỉ dẫn sử dụng.

Hướng xử lý đàn gà mắc bệnh

Và đàn gà đã mắc thì chúng ta phải cách ly với môi trường bên ngoài. Bởi vì các chất thải của nó, rồi thì gà ốm và xác gà chết. Thậm chí khỏe trong đàn đều có virus gây bệnh. Và có nguy cơ phát tán và lây lan bệnh ra diện rộng.

Chính vì thế cho nên mới phải cách ly. Khử trùng, vệ sinh tất cả các chất thải, rồi thì xác gà chết cần được thu gom xử lý theo đúng quy trình.

Đó là những biện pháp cần thiết phải làm. Và cũng là phương án đầu tiên khi mà gà chỉ mắc gumboro.

Thế mà phương án thứ hai khi mà manh tràng của nó có xuất huyết, có chứa máu. Khi chúng ta mổ gà ra thấy có chứa máu trong cái manh tràng. Thì chúng ta biết được đấy có thể là lại còn ghép với cầu trùng.

Nên xem:   Bệnh gì khiến vịt chết bất thường do đi ngoài phân trắng

Một mặt chúng ta dùng phương pháp điều trị bệnh gum bình thường. Mặt khác chúng ta phải dùng các thuốc điều trị về cầu trùng. Có thể tùy điều kiện ở địa phương mình mua được loại nào, cứ đặc trị cầu trùng thì chúng ta dùng

Có thể những thuốc mà nó chứa AMPROLIUM, các thuốc như ESV3 hoặc COCIMAX hoặc COCCISTOP.

Liều lượng chúng ta dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Không dùng nhiều thuốc bởi sẽ gây nên hiện tượng kháng thuốc quen thuốc. Và có thể gây tồn dư thuốc trong cơ thể con gà.

Chính vì thế chúng ta phối hợp hai nhóm thuốc để điều trị bệnh ghép gumboro và cầu trùng. Đồng thời cũng bổ sung vitamin. Đặc biệt là nhóm C và K. Để giúp thành mạch bền và tránh xuất huyết.

Điều trị gumboro ghép ecoli cho gà con

Gia đình tôi có nuôi 50 con gà được ba mươi ngày. Ba hôm gần đây chúng có triệu chứng ủ rũ, cánh sệ, nhỏ rớt dãi ở mỏ. Tiêu chảy phân màu trắng và bỏ bữa. Xin hỏi gà bị mắc bệnh gì và cách điều trị?

Theo chuyên gia nghĩ rằng gà mới được một tháng tuổi thôi mà có các dấu hiệu như vậy. Thì cho rằng nó có hai vấn đề. Một là nó vừa bị nhiễm bệnh gumboro và kết hợp với nhiễm ecoli cho nên nó gây hiện tượng đó. Bởi vì thấy rằng gà có hiện tượng gục đầu xuống.

Thế thì theo trường hợp này chuyên gia tư vấn như sau:

Thứ nhất là cần phải chú ý nhiệt độ chuồng nuôi. Trong quá trình điều trị như vậy thì nên giữ nhiệt độ ổn định từ 30 – 32 độ C.

Thuốc điều trị

Đồng thời dùng khánh thể kháng virus gum tiêm cho gà với liều lượng giống như hướng dẫn ở các phần trên. Liều hợp lý cho gà độ tuổi này là 1,5 ml trong vòng ba ngày.

Đồng thời trong quá trình này phải thêm kháng thể kháng vi khuẩn ecoli. Trong trường hợp này có thể cho uống cũng được. Uống hai lần trên ngày trong vòng ba ngày liền.

Trong quá trình chữa trị như vậy cũng cần phòng ngừa nhiễm khuẩn kéo theo. Thì nên dùng thuốc CEFTIOFUL hoặc là NORFLORXACIN trong tầm một tuần.

Bên cạnh đó cũng cần chú ý nâng cao sức đề kháng cho gà bằng điện giải, men tiêu hóa,… Pha vào nước cho uống liên tục một tuần.

Thì với phác đồ điều trị như vậy sẽ kìm hãm được tình trạng bệnh. Tuy nhiên để phòng bệnh chắc chắn hơn nữa, tức là bệnh gumboro. Thì chúng ta cần phải xử lý sau khi nó khỉ bệnh mười đến mười lăm ngày. Dùng vacxin gum để phòng bệnh chủ động cho toàn đàn. Như vậy chúng ta mới có thể nuôi gà mau lớn và phát triển bền vững được.

Chuyên gia: Quang Hưng

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận